Bố của Xi – Mông – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Bố của Xi – Mông ngữ văn lớp 9

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM

Mô-pa-xăng (Guy de Maupassant, 1850 – 1893), sinh tại vùng Noóc-măng-đi (Normandie, Pháp), thuộc dòng dõi quý tộc sa sút.

Mô-pa-xăng nổi tiếng là “một ngưòi kể chuyện giỏi nhất ở cái xứ sở xưa nay truyện kể vốn rất nhiều và rất hay” (A. Frăng-xơ). Với hơn 300 truyện ngắn bao gồm nhiều đề tài, chủ đề khác nhau, Mô-pa-xăng đã tạo ra nhiều điều mới mẻ, trở thành bậc thầy về truyện ngắn Pháp.

Truyện của Mô-pa-xăng mô tả được các mặt khác nhau của thói tả hữu, sự tha hoá nhân cách trước những lợi ích tầm thường, vạch mặt xã hội trưởng giả đen tối, đầy âm mưu, lừa lọc… Bên cạnh âm hưởng u ám đó, truyện của Mô-pa-xăng vẫn có những mảng sáng, ca ngợi tấm lòng nhân hậu, những phẩm chất tốt đẹp của người lao động.

Truyện của Mô-pa-xăng đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật kết cấu, cách lựa chọn, sắp xếp tình tiết và sự khám phá độc đáo về tâm lí và việc miêu tả trạng thái tâm lí đang hình thành, phù hợp với sự biến động của thế giới xung quanh.

Các tác phẩm chính: Trên mặt nước (Í888); Cuộc đời phiêu bạt (1890); Món gia tài, Đồ trang sức, Con quỷ, Chiếc thùng con… Tiểu thuyết: Ông bạn đẹp (1885); Một cuộc đời (1883)…

Văn bản Bố của Xi-mông trích truyện ngắn cùng tên, in trong Tuyển tập truyện ngắn Pháp thế kỉ XIX.

II. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 143)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào bôn tiêu đề đặt ra trong câu hỏi để xác định chính xác bốn phần của đoạn văn.

b. Gợi ý trả lời

Căn cứ vào diễn biến của truyện, có thể chia ra bài văn làm bôn phần:

Phần một: Từ “Trời ấm áp vô cùng… ” đến “… mà- chỉ khóc hoài”: Nói đến nỗi tuyệt vọng của Xi-mông.

Phần hai: Từ “Bỗng một bàn tay chắc nịch đặt lên vai… ” đến Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”: Kể lại việc Xi-mông gặp bác Phi-líp.

Phần ba: Từ “Hai bác cháu lên đường… ” đến “… bỏ đi rất nhanh”: Bác Phi-líp đưa việc Xi-mông về nhà trả cho chị Blăng-sốt và nhận làm bố của em.

Phần bốn: phần còn lại của đoạn trích: Đoạn văn kể lại Xi-mông đến trường nói với các bạn rằng em có bố và tên bố em là Phi-líp.

Bài văn không có nhiều sự kiện, không có xung đột căng thẳng kịch tính, nhưng bố cục được chia làm các đoạn rõ ràng. Ở đây, tâm lí nhân vật được bộc lộ rất tinh vi và truyện được diễn ra theo dòng diễn biến tâm trạng của nhân vật.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 143)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ tác phẩm. Chú ý những câu văn nói về ý nghĩ, miêu tả tâm trạng, lời nói của Xi-mông. Qua đó để thấy được tâm trạng đau đớn của em.

b. Gợi ý trả lời

Đoạn trích Bố của Xi-mông kể về nỗi đau khổ của Xi-mông bị bạn bè chế giễu là không có bố Em bị các bạn cùng lớp chế giễu và bị chúng đánh đập.

Xi-mông lang thang ra bờ sông, chỉ muốn chết cho xong để thoát khỏi sự trêu chọc ác ý của lũ bạn học cùng lớp. Tâm trạng buồn bực của Xi-mông như vụt qua khi em thấy cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp, mặt trời ấm áp, ánh nắng êm đềm, mặt nước lấp lánh rồi chú nhái màu xanh lục làm em nhớ đến đồ chơi của mình ở nhà, đã kéo em về với thực tại, làm em “nghĩ đến nhà, rồi nghĩ đến mẹ

Nỗi buồn lại kéo đến việc “em lại khóc ”, ngưòi em rung lên. Tâm trạng buồn rầu của Xi-mông trào ra theo những giọt nước mắt “những cơn nức nở lại kéo đến, dồn dập, xốn xang, choán lấy em”.

Xi-mông buồn quá nên đã bộc lộ cùng bác Phi-líp “chúng nó đánh cháu vì cháu…” bằng một giọng “nghẹn ngào”, “mắt đẫm lệ” với những “tiếng nấc buồn tủi. Nỗi đau không có bố đã ám ảnh khắc sâu vào lòng đứa trẻ mói bảy, tám tuổi thật tội nghiệp. Đã vậy, lũ bạn cùng lớp thiếu giáo dục lại khoét sâu nỗi đau buồn của em.

Tâm trạng buồn rầu của Xi-mông còn bộc lộ qua các lời nói của em. Những câu nói của Xi-mông thường bị ngắt quãng, hay lặp đi lặp lại trong những tiếng nấc nghẹn ngào: ‘‘Cháu… cháu không có bố”; “chúng nó đánh cháu… vì… cháu… cháu… không có bố… không có bố”.

Thậm chí có những lúc Xi-mông không thể cất lên thành lời vì nỗi đau đã làm nghẹn ứ cổ họng và thắt chặt trái tim em.

Xi-mông đã khóc rất nhiều lần. Em khóc suốt trên đưòng vì bị lũ bạn trêu chọc. Khi bác Phi-líp an ủi “người ta sẽ cho cháu… một ông bố” và khi về nhà gặp mẹ, em lại “oà khóc

Tình cảnh của Xi-mông thật đáng thương, trái tim non nớt của em đã bị tổn thương ghê gớm. Mới bảy, tám tuổi em đã mang nặng một nỗi buồn về thân phận mình không có tình thương của người cha. Và đã có lúc nỗi đau, sự cô đơn tủi hổ đã đẩy em đến ý nghĩ hết sức dại dột: nhảy xuống sông tự tử. Hoàn cảnh nỗi đau của Xi-mông làm ta xúc động, thông cảm và sự vô tình của những đứa trẻ thiếu giáo dục thật đáng phê phán.

Xem thêm Ôn tập về truyện – Ngữ văn lớp 9 tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 143)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý đến các chi tiết nói về ngôi nhà của chị Blăng-sốt, thái độ của chị đối với khách và nỗi lòng của chị khi nghe Xi-mông nói chúng bạn trêu chọc vì không có bố để chứng minh đức hạnh của người phụ nữ này.

b. Gợi ý trả lời

Chị Blăng-sốt, mẹ của bé Xi-mông, là “một trong những cô gái đẹp nhất vùng ở tuổi xuân bồng bột, chị đã cả tin, lầm lỡ, bị lừa dôi nên đã để lại vết thương trong lòng chị và sinh ra Xi-mông: Xi-mông không có bố nên bị đám bạn học cùng giễu cợt và đánh đập.

Nhưng chị Blăng-sốt vẫn là một phụ nữ tốt, đức hạnh, đảm đang và yêu con hết mực. Ngôi nhà của chị “nhỏ, quét vôi trắng, hết sức sạch sẽ” đã nói lên tính cách một phụ nữ ngăn nắp, gọn gàng. Chị Blăng-sôt sống một cuộc sống thanh đạm nhưng rất đứng đắn và nghiêm túc.

Bản chất đứng đắn, nghiêm túc của chị còn thể hiện qua thái độ đối với người khách lạ. Phi-líp đưa Xi-mông về cho chị, trước thái độ của chị khiến ngưòi khách hiểu rằng đó là một phụ nữ “đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình, như muốn cấm đàn ông bước qua ngưỡng cửa ngôi nhà nơi chị đã bị một kẻ khác lừa dối Chị Blăng-sốt còn là người ý thức rất rõ về bản thân, khi nghe con trai kể lại chuyện bị bạn bè đánh vì không có bố, chị “tê tái đến tận xương tuỷ Nỗi đau, nỗi tủi hờn về quá khứ, vì thương con nên “nước mắt lã chã tuồn rơi”, rồi “ôm con hôn lấy hôn để”. Khi chị nghe Xi-mông hỏi một người đàn ông xa lạ: “Bác có muốn làm bố cháu không?” thì phản ứng của chị là “hổ thẹn, lặng ngắt và quằn quại, dựa vào tường, hai tay ôm ngực. Đó là nỗi đau đến tận tim gan của một ngươi mẹ quá thương con.

Qua những câu văn rất ngắn diễn tả thái độ, phản ứng, hành động của chị Blăng-sốt, ta thấy chị vừa là một phụ nữ có đức hạnh, có ý thức cao về bản thân, vừa là một người mẹ yêu con tha thiết. Chúng ta nên thông cảm và chia sẻ với nỗi đau của chị.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 144)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý đến diễn biến tâm trạng của Phi-líp qua các giai đoạn: Khi gặp Xi-mông; trên đường đưa Xi-mông về nhà; khi gặp Blăng-sốt; lúc đối đáp với Xi-mông. Vì sao tâm trạng của Phi-líp lại thay đổi như vậy?

b. Gợi ý trả lời

Phi-líp là một bác thợ rèn nhân hậu và tốt bụng. Khi thấy Xi-mông buồn phiền, dù Ịúc đầu chưa quen biết, bác vẫn ân cần hỏi han: “Có điều gì làm cháu buồn phiền đến thế, cháu ơi?”. Và khi biết được tình cảnh của em thì bác an ủi và động viên: “Người ta sẽ cho cháu… một ông bố”. Từ khi gặp Xi-mông cho đến kết thúc đoạn trích, Phi-líp có nhiều sự thay đổi trong tâm trạng.

Trên đường đưa Xi-mông về nhà, Phi-líp “mỉm cười ” và có ý nghĩ có thể đùa cợt với chị Blăng-sốt: “Một tuôi xuân đã lầm lỡ, rất có thê lầm lỡ lần nữa

Song, lúc đối diện với ngôi nhà nhỏ gọn gàng, ngăn nắp và thái độ nghiêm nghị của chị Blăng-sốt thì Phi-líp đã thay đổi ý nghĩ ban đầu. Phi-líp nhận ra rằng “Không bỡn cợt được nữa với cô gái cao lớn, xanh xao, đứng nghiêm nghị trước cửa nhà mình Phi-líp trở nên bị động “mủ cầm tay, bác ấp úng ” trước mặt người phụ nữ nghiêm túc này.

Trước lời đề nghị thiết tha của Xi-mông “Bác có muốn làm bố cháu không?” cùng với thái độ rất kiên quyết của em “Nếu bác không muốn, cháu sẽ quay trở ra nhảy xuống sông chết đuối”, bác Phi-líp nhận lòi với thái độ đôn hậu: “Có chứ, bác muốn chứ”. Đó không phải là một câu trả lời qua loa cho xong chuyện, một câu đùa cợt đốĩ với đứa bé tội nghiệp mà thực sự xuất phát từ lòng thương cảm, xúc động sâu sắc khi chứng kiến những giọt nưổc mắt xót xa, đau đớn của hai mẹ con Xi-mông.

Lúc này, bác Phi-líp đã chuyển sang thương mến bé Xi-mông và cảm thông hoàn cảnh của chị Blăng-sôt, một người phụ nữ xinh đẹp và đức hạnh.

Qua các chi tiết đó, ta thấy Phi-líp là một người lao động giàu tình cảm, biết cảm thương với nỗi bất hạnh của người khác. Trong khi lũ bạn trong lớp Xi-mông chỉ biết trêu chọc, khoét sâu thêm nỗi đau của em thì bác Phi-líp xuất hiện với sự động viên, sẻ chia an ủi. Hơn thế nữa, bác đã đem đến cho em một niềm vui, hạnh phúc vô bờ mà em chưa bao giồ có: cho em một người bố. Điều đó còn được thể hiện rõ nhất, cụ thể nhất ở cuối truyện,

Phi-líp đến nhà chị Blăng-sốt và muôn hỏi chị làm vợ.

Đoạn trích BỐ của Xi-mông để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, cốt truyện nhẹ nhàng, không có nhiều sự kiện, nhiều tình tiết kịch tính, nhưng câu chuyện làm ta xúc động bỏi tình yêu thương giữa con người với con người.

Mô-pa-xăng diễn tả tâm trạng nhân vật thật tinh tế. Các nhân vật không nói nhiều, không được miêu tả nhiều mà chỉ qua một vài cử chỉ, hành động, lời nói đã làm nổi bật tâm trạng của các nhân vật.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận