Ôn tập về truyện – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9 tập 2

Đang tải...

Ôn tập về truyện ngữ văn lớp 9

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 144)

a. Hưởng dẫn tìm hiểu

Dựa vào Mục lục cuối SGK để nắm được hệ thống tác phẩm. Nếu văn bản là đoạn trích từ một tác phẩm dài thì sau tên đoạn trích ghi cả tên tác phẩm và để trong ngoặc đơn. Có thể tham khảo phần Ghi nhớ của các bài học để tóm tắt nội dung chính của tác phẩm.

b. Gợi ý trả lời

Ôn tập về truyện ngữ văn lớp 9

Ôn tập về truyện ngữ văn lớp 9

 

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 144)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Xem lại nội dung tác phẩm và hệ thống nhân vật và sự kiện được trình bày. cần chỉ ra những sự kiện liên quan đến đất nước trong giai đoạn lịch sử và tính cách, tình cảm của con người Việt Nam.

b. Gợi ý trả lời

Các tác phẩm được viết sau cách mạng tháng Tám, tập trung thể hiện về đất nước, con người Việt Nam. Qua những tác phẩm này có thể hình dung phần nào về đất nước và con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử mà nổi bật là trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đầy gian khổ, hi sinh nhưng vô cùng anh dũng. Các tác phẩm không trực tiếp miêu tả khung cảnh chiến tranh nhưng qua câu chuyện của các nhân vật, người đọc cũng hình dung ra cuộc chiến tranh nhân dân ở mọi miền đất nước, với sự tham gia đông đảo quần chúng nhiều tầng lớp, nhiều thế hệ.

Đồng thời, một vài tác phẩm đã phác hoạ hình ảnh cuộc sông lao động, từ một làng quê trong những năm xây dựng hoà bình đên công việc thầm lặng của những người làm công tác khí tượng trên đỉnh núi Hoàng Liên Sơn.

Đặc biệt các tác phẩm đã thể hiện thành công hình ảnh những con người Việt Nam thuộc nhiều lứa tuổi, tầng lớp, nghề nghiệp, bình thường giản dị mà lại rất cao đẹp. Đó là người nông dân như ông Hai (.Làng của Kim Lân) phải rời làng đi tản cư mà không lúc nào nguôi nhớ về làng quê với tất cả niềm tin, tự hào, đồng thời tình yêu làng quê đã được nâng lên trong tình yêu nước. Chiến tranh, sự xa cách và những gian khổ, hi sinh càng làm cho những tình cảm bình thường như tình cha con càng trở nên thấm thìa, sâu nặng (Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng). Nổi bật là hình ảnh thế hệ thanh niên anh hùng trong cuộc kháng chiến, với lòng dũng cảm, tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân, đồng thời lại rất hồn nhiên, trong sáng, giàu tình cảm: người thanh niên một mình ở trạm khí tượng trên núi cao Yên Sơn với những suy nghĩ, việc làm, cách sống đẹp và đầy ý nghĩa; ba cô gái thanh niên xung phong trong một tổ trinh sát mặt đường ở một trọng điểm trên tuyến đường Trường Sơn, hằng ngày luôn giáp mặt với bom đạn và cái chết, nhưng vẫn giữ được nguyên vẹn tâm hồn trong sáng, nhạy cảm và nhiều mơ mộng (Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê).

Xem thêm Tổng kết về ngữ pháp – Ngữ văn lớp 9 tại

đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 144)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Xem lại nội dung tác phẩm trong SGK Ngữ vần 9, hệ thống các nhân vật trong từng tác phẩm. Nhưng chú ý đến nhân vật chính, hay nhân vật trung tâm vì đó là hình tượng tập trung thể hiện tư tưởng của tác phẩm.

b. Gợi ý trả lời

Hình ảnh các thế hệ Việt Nam yêu nước trong hai cuộc kháng chiến chóng Pháp và chống Mĩ đã được miêu tả qua các nhân vật: ông Hai (Làng của Kim Lâụ), cha con ông Sáu (Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng); ba cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn (Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê).

Các nhân vật trên tuy khác nhau về tuổi tác, hoàn cảnh sống và thời điểm nhưng họ đều có chung một tấm lòng nồng nàn yêu nước. Trong hoàn cảnh cả dân tộc đang phải kháng chiến chống kẻ thù xâm lược họ sẵn sàng hi sinh tất cả những gì họ có, kể cả tính mạng để chiến đấu bảo vệ quê hương, đất nước. Lòng yêu nước dù thể hiện trong mỗi nhân vật theo một sắc thái, cách thức riêng, nhưng đó luôn là tình cảm thiêng liêng, vững bền, không gì lay chuyển.

Với ông Hai, tình yêu làng, yêu nước được thể hiện theo một cách rất riêng: đi đâu ông cũng khoe về làng Chợ Dầu thân yêu của mình và ông tự hào về truyền thống cách mạng, kiên trung của người quê ông. Tình yêu làng của ông Hai luôn gắn bó với tình yêu nước, trung thành vói kháng chiến, với Cụ Hồ.

Cha con ông Sáu trong Chiếc lược ngà đã rơi vào một hoàn cảnh hết sức éo le trong chiến tranh, hai cha con không nhận ra nhau bởi người cha với vêt sẹo trên mặt không giống với ngưòi cha trong bức ảnh cười với mẹ. Nhưng sau đó, tình cha con đã chiến thắng tất cả.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 144)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Trước hết nêu qua đặc điểm chung của các nhân vật, sau đó hãy chọn một nhân vật gây ấn tượng rõ nét để phân tích sâu. Nên chọn nhân vật chính trong truyện, vì đó là nhân vật được tác giả tập trung khắc hoạ và thể hiện rõ chủ đề của tác phẩm.

b. Gợi ý trả lời

Tuỳ vào cảm nhận của bản thân và tham khảo phần trả lời câu hỏi sau các bài trên để lựa chọn một nhân vật mà mình tâm đắc để phân tích.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 145)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Xem lại nội dung tác phẩm và dựa trên những thống kê ở phần trả lời câu hỏi trên để nắm được cách kể chuyện của tác phẩm. Vận dụng các kiến thức về ngôi kể chuyện trong tác phẩm tự sự để hệ thống cho chính xác. Trong tác phẩm có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện với đại từ nhân xưng “tôi”, cũng có khi nhân vật kể chuyện xuất hiện gián tiếp.

b. Gợi ý trả lời

Có hai cách kể chuyện trong các tác phẩm tự sự: nhân vật kể chuyện xuất hiện trực tiếp và không xuất hiện trực tiếp.

Các tác phẩm có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện .(với đại từ nhân xưng “tôi”) là: Chiếc lược ngà; Những ngôi sao xa xôi.

Các tác phẩm có nhân vật kể chuyện không trực tiếp xuất hiện (nhân vật kể chuyện đứng ngoài chứng kiến câu chuyện của các nhân vật và kê lại chứ không tham gia vào câu chuyện): Làng; Lặng lẽ Sa Pa; Bến quê.

Những truyện có nhân vật kể chuyện trực tiếp xuất hiện có những mặt mạnh riêng trong cách trần thuật. Người kể chuyện không phải là người đứng ngoài quan sát sự việc mà trực tiếp tham gia vào câu chuyện, cùng đánh giá, nhìn nhận sự việc. Cách dẫn truyện đó làm cho câu chuyện được kể một cách tự nhiên, chân thực, sinh động hơn, các nhân vật cũng thể hiện tâm trạng, cảm xúc một cách dễ dàng hơn, đa dạng hơn. Khi đóng một vai trong tác phẩm, tác giả có thể trực tiếp phát ngôn tư tưởng, quan điểm và tình cảm của mình.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 145)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Cần nắm vững nội dung chính của tác phẩm và hệ thống nhân vật. Tình huống truyện đặc sắc phải là một biến cố liên quan đến nhân vật chính mà qua đó buộc nhân vật phải bộc lộ rõ nét nhất tâm trạng, tính cách của mình.

b. Gợi ý trả lời

Mỗi truyện ngắn thường tập trung vào một tình huống chính. Tình huống đó là một hoàn cảnh mà nhân vật phải bộc lộ đầy đủ tính cách, các biến cố, sự kiện trong cốt truyện được dồn nén, vấn đề của truyện được nảy sinh. Xây dựng tình huống truyện, vì thế, là một trong những yếu tố quan trọng nhất của nghệ thuật viết truyện.

Trong truyện ngắn Chiếc lược ngà có tình huống truyện éo le và cảm động. Qua sự việc bé Thu không nhận ra cha, tác giả đã thê hiện được tình phụ tử sâu sắc trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh.

Truyện ngắn Làng của Kim Lân tạo dựng tình huống tin đồn thất thiệt về làng Chợ Dầu của ông Hai theo giặc làm việt gian bán nước. Tình huống ấy đã đặt ông Hai vào một tâm trạng bất ổn, nơm nớp lo âu, căng thẳng trong sự xung đột giữa tình cảm làng quê và lòng yêu nước, ý thức công dân. Qua biến cố ấy, tính cách, tâm trạng, đặc biệt là tình yêu làng của ông Hai được khẳng định một cách đậm nét.

Bến quê hấp dẫn người đọc ở tình huống éo le của Nhĩ, một ngươi đã từng bôn ba khắp mọi miền nay phải nằm liệt giường vì bệnh tật. Qua những suy ngẫm của nhân vật, tác giả bày tỏ những chiêm nghiệm của mình về cuộc đời và về con ngưòi.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận