Biện pháp tu từ trong bài thơ “Mây và sóng” – Ngữ Văn 6

Đang tải...

BÀI 2 – GÕ CỬA TRÁI TIM

Thực hành tiếng Việt

Sau khi đọc hiểu văn bản Mây và sóng, sách Ngữ Văn 6 bộ Kết nối tri thức cùng em tìm hiểu các biện pháp tu từ sử dụng trong bài thơ cùng tác dụng của dấu câu được sử dụng trong bài thơ.

BIỆN PHÁP TU TỪ

*Nhận biết ẩn dụ

Đọc những dòng thơ sau và chú ý các từ được in đậm:

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

(Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ)

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

• Từ mặt trời trong dòng thơ Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng được dùng để chỉ em bé đã nói lên tình yêu con tha thiết của người mẹ. Con cũng giống như mặt trời toả sáng trong cuộc đời mẹ. Từ chảy trong dòng thơ Ánh nắng chảy đầy vai vốn chỉ sự vận động của chất lỏng, được Hoàng Trung Thông dùng với ánh nắng, giúp người đọc cảm nhận được ánh nắng vàng rực tràn trề trên vai hai cha con và lan toả khắp không gian.

Đọc bài thơ Mây và sóng và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc Mây và sóng – Ngữ Văn 6 bộ Kết nối tri thức

1. Trong bài thơ Mây và sóng, “mây” và “sóng” là những hình ảnh ẩn dụ. Hai hình ảnh ấy có thể gợi cho em liên tưởng tới những đối tượng nào?                   

2. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hình ảnh “bình minh vàng”, “vầng trăng bạc” và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.                      

3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ sau:

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

DẤU CÂU

4. Trong bài thơ Mây và sóng có nhiều đoạn dẫn lời nói trực tiếp của các nhân vật. Hãy cho biết dấu câu nào được dùng để đánh dấu những lời nói trực tiếp đó.

ĐẠI TỪ

5. Bọn tớ trong những lời nói trực tiếp ở bài Mây và sóng dùng để chỉ những ai?

6. Trong tiếng Việt, ngoài bọn tớ còn có một số đại từ nhân xưng khác cũng thuộc ngôi thứ nhất số nhiều như chúng ta, chúng tôi, bọn mình, chúng tớ,… Có thể dùng một từ nào trong số đó để thay cho bọn tớ trong bản dịch không? Vì sao?

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận