Bài 2: Đọc Mây và sóng – Ngữ Văn 6 bộ Kết nối tri thức

Đang tải...

BÀI 2 – GÕ CỬA TRÁI TIM

PHẦN ĐỌC

Bài 2 của sách Ngữ Văn 6 bộ Kết nối tri thức giới thiệu đến các em bài thơ Mây và sóng để giúp các em hiểu hơn về tình cảm mẹ con.

VĂN BẢN 2

Trước khi đọc

Một lần, em được mẹ cho phép đến nhà bạn chơi. Trò chơi đang vui và em rất muốn chơi tiếp thì đến giờ mẹ dặn phải trở về nhà. Khi ấy, em sẽ làm gì?

Đọc văn bản

Mây và sóng 

RA-BIN-ĐƠ-RA-NÁT TA-GO

Mẹ ơi, trên mây có người gọi con:

“Bọn tớ chơi từ khi thức dây cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”.

Họ đáp: “Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây”.

“Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo – “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”.

Thế là họ mỉm cười bay đi.

Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ.

Con là mây và mẹ sẽ là trăng.

Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm.

 

Trong sóng có người gọi con:

“Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao”.

Con hỏi: “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”.

Họ nói: “Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi.

Con bảo: “Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”

Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua.

Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn.

Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ,     

Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ.

Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào.

(Nguyễn Khắc Phi dịch (có tham khảo bản dịch của Đào Xuân Quý trong Thơ Ta-go, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2000, tr. 137 – 138), Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr. 86 – 87)

Sau khi đọc

  • Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go (1861 – 1941) là danh nhân văn hoá, nhà thơ hiện đại lớn nhát của Ấn Độ. Ông để lại một gia tài nghệ thuật đồ sộ, trong đó nổi tiếng nhất là các tác phẩm thơ ca. Thơ R. Ta-go chan chứa tình yêu đát nước, con người, cuộc sống,… Những tình cảm ấy được thể hiện một cách độc đáo qua những hình ảnh tưởng tượng huyền ảo lay động lòng người. Các tập thơ tiêu biểu của R.Ta-go: Thơ Dâng, Người làm vườn, Những con chim bay lạc, Mùa hái quả,…
  • Bài thơ Mây và sóng được in trong tập Trăng non – tập thơ R. Ta-go viết cho trẻ thơ. Ban đầu, tập thơ được viết bằng tiếng Ben-gan (Bengal) có tên là Trẻ thơ, về sau, ông dịch ra tiếng Anh và đổi thành Trăng non.

TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Đọc bài thơ Mây và sóng, ta như được nghe kể một câu chuyện. Theo em, ai đang kể chuyện với ai và kể về điều gì?

2. Qua lời trò chuyện của những người “trên mây” và “trong sóng”, em thấy thế giới của họ hiện lên như thế nào?

3. Câu hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?” thể hiện tâm trạng gì của em bé?

4. Vì sao em bé từ chối lời mời gọi của những người “trên mây” và “trong sóng”?

5. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi gì? Em cảm nhận được gì về tình cảm mẹ con được thể hiện qua những trò chơi ấy?

6. Văn bản Mây và sóng có hình thức khác với văn bản Chuyện cổ tích về loài người (số tiếng trong các dòng không bằng nhau, không vần,…). Vì sao nó vẫn được coi là văn bản thơ?

VIẾT KẾT NỐI VỚI ĐỌC

Hãy tưởng tượng em là người đang trò chuyện với mây và sóng. Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) về cuộc trò chuyện ấy.

>> Xem thêm: Biện Pháp Tu Từ Trong Thơ – Ngữ Văn 6 bộ Kết nối tri thức

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận