Bài tập Tuần 18 (Ôn tập cuối HK I) – Bài Tập Tiếng Việt 4 tập một trang 120

Đang tải...

TUẦN 18

ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I

Đề 1

1. Điền thông tin còn thiếu về những bài Tập đọc đã học vào bảng.

Bài tập tiếng việt tuần 18 lớp 4

Bài tập tiếng việt tuần 18 lớp 4

2. Chọn câu tục ngữ khuyên người ta phải có ý chí, quyết tâm, khoanh vào chữ cái.

a. Đứng núi này, trông núi nọ 

b. Có công mài sắt, có ngày nên kim

c. Có chí thì nên

d. Lực bất tòng tâm

e. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

g. Ngồi mát ăn bát vàng

3. Tìm danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn.

Mùa xuân tươi đẹp đã tới. Con én nhỏ tìm về ngôi nhà đơn sơ nhưng đầm ấm tình thương của chủ bé. Nó kêu lên thành tiếng vui mừng khi thấy chú bé ngồi đan sọt giữa sân.    (Theo truyện Quả  bầu tiên)

a. Danh từ :…………………………………………………………………………………………………

b. Động từ :……………………………………………………………………………………………………………

c. Tính từ :…………………………………………………………………………………………………..

4. Cho đề bài : Tả một cuốn sách mà em yêu thích nhất.

a. Hãy quan sát cuốn sách ấy và lập dàn ý.

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

b. Hãy viết :

– Phần mở bài theo kiểu gián tiếp

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

– Phần kết bài theo kiểu mở rộng :

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Đề 2

1. Tìm 2 tính từ chỉ đặc điểm, phẩm chất của mỗi nhân vật sau :

a. Nguyễn Hiền :………………………………………………………………………………………….

b. Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi :……………………………………………………………………………..

c. Xi-ôn-cốp-xki :…………………………………………………………………………………………

d. Cao Bá Quát :…………………………………………………………………………………………………….

e. Bạch Thái Bưởi :…………………………………………………………… :………………………

2. Dùng dấu // ngăn cách thành phần chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau :

a. Thằng Tin lắc đầu nguầy nguậy.

b. Con tắc kè vẫn nằm trên băng ghế.

c. Điện trong nhà bỗng tắt phụt.

d. Khóm lài bên hòn non bộ cũng vừa hé nở những bông trắng nõn nà.

3. Gạch chân những từ viết sai chính tả trong đoạn văn.

          Chiếc xe sơn màu vàng óng ánh chông thật đẹp. Hai đèn pha phía chước luôn chớp chớp. Thằng Tín cầm cái hộp nhỏ điều khiển. Nó bật công tắc hình mũi tên qua trái, chiếc xe quẹo trái. Bật công tắc xuống dưới, chiếc xe trạỵ lui. Nó ấn chiếc nút đỏ, còi xe kêu tin tin. Cả bọn chẻ con vỗ tay reo hò thích thú.

4. Viết một đoạn văn (5 – 7 câu) kể về một buổi sinh nhật đáng nhớ của em. Gạch chân các câu kể Ai làm gì ?.

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………

Đề 3

1. Đọc câu chuyện và trả lời những câu hỏi sau :

Cháu xin lỗi

        Có một cụ già đem đến cái xóm nhỏ của Sơn những con thú làm bằng đất sét để bán. Những con thú có thể cử động được mới hay chứ. Ví dụ như gà thì mổ thóc, chó nhe răng, há mõm… Một ngàn đồng một con, giá cũng rẻ nên có bạn mua đến bốn con. Sơn vò vò tờ một nghìn đồng. Vẻ tiếc rẻ lộ rõ trên nét mặt của Sơn. Cậu muốn mua một con gà và một con ngựa cơ. Cậu ngồi xuống mân mê con gà màu nâu đỏ và bỏ vào túi quần. Sơn chìa tờ một nghìn cho bà cụ và tiện tay lấy luôn con ngựa màu xanh lá cây đậm. Cậu đứng dậy bước chậm rãi như chờ tiếng kêu của bà cụ.

         Không có. Cậu chạy một mạch về nhà, hổn hển mừng rỡ : “Ồ ! Mình đã được tới hai con. ”

         Nhìn hai món đồ chơi một lúc lâu, Sơn có cảm tưởng như chúng không đồng tình với mình. Gà buồn bã không muốn ăn. Ngựa ỉu xìu không muốn hí vang. ‘‘Mình đã ăn cắp ! Mà tồi tệ nhất là ăn cắp của một bà cụ khốn khó”. Nghĩ lại những lời dạy bảo của ba mẹ, thầy cô, Sơn xấu hổ vô cùng. Mỗi ngày, cậu đều cầm tờ một nghìn đồng, đứng ở cửa chờ cụ già đến.

          Cả tuần sau mới gặp lại cụ. Đợi các bạn trong xóm mua gần hết, Sơn mới lân la :

– Thưa cụ, cháu…

– Cháu mua con nào, lựa đi !

Sơn lấy hết can đảm nói một hơi :

– Hôm trước cháu đưa cụ có một nghìn đồng mà lấy tới hai con. Hôm nay cháu trả thêm một nghìn đồng nữa đây ạ. Vì lúc đó…

Cụ già cười móm mém, vuốt đầu Sơn :

– Cháu ngoan quá ! Biết lỗi và nhận lỗi là can đảm lắm đó. Bà có ý tặng cháu từ hôm đó rồi. Một nghìn này cháu hãy cất đi, hãy coi như một kỉ niệm của bà !

Mắt Sơn đỏ hoe :

Ồ Ị Vậy là bà đã biết. Cháu xin lỗi ! Cháu xin lỗi bà !

( Theo Đỗ Tú Cường, Báo Nhi đồng)

a. Câu chuyện trên có mấy nhân vật ?

[…] một

[…] hai                                       

[…] ba

b. Cậu bé trong truyện đã phạm lỗi gì ?

[…] Không kính trọng người cao tuổi

[…] Nói dối

[…] Ham chơi

c. Chi tiết nào chứng tỏ sự hối hận của cậu bé ?

[…] Cậu đứng dậy bước chậm rãi như chờ tiếng kêu của bà cụ.

[…] Cậu chạy một mạch về nhà, hổn hển mừng rỡ.

[…] Mỗi ngày, cậu đều cầm tờ một nghìn đồng đứng chờ cụ già đến để trả thêm.

d. Trong câu : “Cụ già cười móm mém, vuốt đầu Sơn.” có :

[…] một động từ 

[…]  hai động từ                           

[…]  ba động từ

e. Câu nào trong các câu sau là câu kể Ai làm gì ?

[…] Những con thú có thể cử động được mới hay chứ.

[…] Cậu ngồi xuống mân mê con gà màu đỏ và bỏ vào túi quần.

[…] Mắt Sơn đỏ hoe.

g. Trong câu “Sơn vò vò tờ một nghìn đồng.”, vị ngữ do từ ngữ nào tạo thành ?

[…] động từ 

[…]  cụm  tính  từ                       

[…]  cụm  động từ

h. Trong câu “Vẻ tiếc rẻ lộ rõ trên nét mặt của Sơn.”, bộ phận nào lảchủ ngữ ?

[…] Vẻ tiếc rẻ

[…] Vẻ tiếc rẻ lộ rõ 

[…]  Vẻ tiếc rẻ lộ rõ trên nét mặt

2. Viết câu hỏi theo các tình huống sau :

a. Ngày chủ nhật, mẹ em phải làm rất nhiều việc nhà. Em muốn đỡ mẹ.

……………………………………………………………………………………………………………………….

b. Trong lúc nóng giận, em đã nói lời không hay làm bạn rất buồn. Nghĩ lại, em rất ân hận.

……………………………………………………………………………………………………………………….

c. Gặp bác hàng xóm đi làm về, em muốn chào và hỏi thăm.

……………………………………………………………………………………………………………………….

3. Chọn một đồ dùng sinh hoạt trong gia đình em để miêu tả. (Chiếc đổng hồ, quyển lịch, cái chổi, bộ bàn ghế….)

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận