Bài tập tình huống GDCD lớp 7 – Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

Đang tải...

Bài tập tình huống GDCD lớp 7 – Bài 16: Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo

QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO

I – EM ĐỌC TRUYỆN

Hướng dẫn đọc : Truyện không có đối thoại, đọc chậm để hiểu nội dung truyện.

Năm 1949, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, bộ đội ta bao vây kinh tế thành phố Huế – nơi Pháp chiếm đóng. Linh mục Nguyễn Văn Ngọc, khi đó, đảm đương công việc ruộng đất của Nhà Chung tại Giáo xứ Lương Văn, có trách nhiệm cung cấp lương thực để đài thọ cho 600 linh mục, chúng sinh dòng tu nam, nữ của thành phố. Trong điều kiện Huế bị bao vây, linh mục không có cách nào chở được số lúa gạo vào thành phố cho Nhà Chung ăn.

Linh mục rất lo lắng, đem chuyện này thưa lại với đổng chí Quế, là cán bộ của mặt trận Thừa Thiên – Huế, vẫn có liên lạc với Giáo xứ Lương Văn. Sau một hồi suy nghĩ, đồng chí Quế khuyên linh mục Ngọc nên viết thư xin phép Bác Hồ và sẽ cố gắng tìm cách chuyển giúp thư đó.

Không còn cách nào khác, linh mục Ngọc đánh bạo viết thư lên Cụ Chủ tịch, nhưng thực lòng cũng không dám hi vọng bức thư sẽ đến được với Bác Hồ trong hoàn cảnh chiến tranh, hơn nữa Người lại ở quá xa và đang bận trăm nghìn công việc lớn lao của đất nước.

Thật bất ngờ, một tháng sau, đồng chí Quế chuyển đến cho linh mục Ngọc một cái thiếp có chữ kí và dấu của Cụ Chủ tịch. Nội dung gồm hai điểm:

1)      Cho phép linh mục Nguyễn Văn Ngọc được phép chở 9000 thúng lúa lên thành phố Huế trong vòng một tháng để trợ cấp cho Nhà Chung.

2)      Linh mục Ngọc được tự do đi lại trong tỉnh Thừa Thiên – Huế để coi sóc ruộng đất của Nhà Chung, tiếp tục trồng cấy, không được để ruộng đất bỏ hoang.

Nhờ có giấy phép đặc biệt của Bác Hồ, linh mục Ngọc đã hoàn thành nhiệm vụ chở được lương thực lên thành phố, cứu nguy cho hơn 600 con người đang trong cảnh nguy ngập. Ai cũng mừng rỡ và hết lòng ca tụng Bác Hồ – vị Chủ tịch có lòng bác ái mênh mông của Chúa, tất cả vì lợi ích và cuộc sống của con người, không phản biệt lương hay giáo. Bác Hồ đúng là hiện thân của chính sách đại đoàn kết dân tộc, đại đoàn kết tôn giáo.

Để kỉ niệm và ghi ơn Bác Hồ, vị giám mục người Pháp địa phận Huế đã gửi tấm thiếp của Người về Pa-ri và hiện nay tấm thiếp đó vẫn đang được trang trọng lưu trữ tại Hội Thừa Sai Pa-ri. 

NGUYỄN VĂN NGỌC (Trong Bác Hồ, con người và phong cách)

❖      Gợi ý

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây, thành phố Huế bị bộ đội ta bao vây về kinh tế, 600 linh mục và những người tu hành không có lương thực để ăn vì không có cách nào chở được lúa gạo từ ngoại thành và các huyện vào thành phố cho Nhà Chung được.

1. ‘Để đảm bảo cuộc sống và quyền tự do truyền đạo của 600 linh mục và những người tu hành, Bác Hồ đã quan tâm như thế nào để có lương thực cho Nhà Chung ?

2. Những quyết định đó của Bác Hồ đã nói lên điểu gì ?

II  – EM SUY NGHĨ

1. Lầu A Páo vốn có tính lười nhác, lợi dụng sự mê tín, dị đoan của một số người đã nhân danh “người nhà trời” đi các nơi bảo mọi người tập trung lễ vật, tổ chức cúng lễ để được Trời phù hộ cho giàu có. Lễ vật gồm tiền bạc, gà lợn và các đồ vật khác, nhờ đó Páo đã thu được rất nhiều tiền.

Ngoài ra, Páo còn xúi giục nhiều người tin theo Páo khiến hàng trăm đồng bào H’Mông ở khu vực đó bỏ cả làm nương rẫy mà làm theo những điều Páo nói, vì thế Páo càng lấy được tiền của nhiều người. Toà án nhân dân tỉnh đã xử phạt y 2 năm tù giam về 2 tội danh.

Theo em 2 tội danh đó là những tội gì ?

2. Chùa Hà ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) là một di tích văn hoá – tôn giáo lâu đời. Hằng tháng, vào ngày rằm và mồng một, các tín đồ phật giáo và nhân dân thường đến vãn cảnh và cúng lễ cầu mong cho sức khoẻ và cuộc sống được bình yên, may mắn.

Tuy nhiên, cũng tại chùa này vào những ngày đó, người ta cũng thấy cảnh nam nữ thanh niên ăn mặc kệch cỡm, cử chỉ thiếu văn hoá… kéo nhau đến chùa cầu xin đủ điều : cầu mong tìm được vợ, cầu mong buôn bán được trót lọt nếu có buôn gian, bán lận. Họ đốt vàng, mã vô tội vạ. Nhiều cô, cậu vây quanh các thầy bói để xin quẻ, nhờ thầy bói phán quyết về tương lai, tiền đồ của mình.

Em có suy nghĩ gì về những hiện tượng trên ở Chùa Hà ? Và em còn biết chùa nào có tình trạng như ở Chùa Hà nữa không ?

III  – EM HÃY RÚT RA BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC, Ý THỨC CÔNG DÂN VÀ GHI VÀO VỞ.

Đang tải...
 
 
https://hoc360.net/bai-tap-tinh-huong-gdcd-lop-7-bai-2-trung-thuc/
https://hoc360.net/bai-tap-tinh-huong-gdcd-lop-7-song-gian-di/

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận