Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 29

Đang tải...

Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 29

 

CHÍNH TẢ : Luyện tập viết hoa

1. Gạch dưới các cụm từ chỉ các huân chương, danh hiệu và giải thưởng trong đoạn văn sau :

          Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, một ngôi trường hàng đầu của ngành sư phạm. Với hơn 60 năm thành lập, trường đã đào tạo được hàng vạn các thầy cô giáo, góp phần quan trọng cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Nhà trường đã được trao tặng nhiều phần thưởng cao quý như :

          Huân chương Hồ Chí Minh

          Huân chương Lao động hạng Nhất

          Huân chương Lao động hạng Nhì

          Huân chương Lao động hạng Ba

          Huân chương Hữu nghị.

          Nhiều tập thể và cá nhân của trường cũng được trao tặng Huân chương Lao động, Huân chương Chiến công, Huân chương Chiến thăng và các danh hiệu, giải thưởng khác như: Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước.

2. Viết lại tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng trong đoạn văn ở bài tập 1 và dùng gạch chéo (/) để đánh dấu ngăn cách giữa các bộ phận tạo thành của mỗi tên riêng :

a) Tên các huân chương

          ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Tên các danh hiệu, giải thưởng

          ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1) : Ôn tập về dấu câu

(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)

1. Đặt dấu câu thích hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau:

HAI NGƯỜI BỘ HÀNH

          Hai người bộ hành cùng đi trên đường. Họ nhìn thấy một túi tiền, người trẻ tuổi nhặt lên và nói:

          – Chúa gửi cho tôi chỗ tiền này (…) (1)

          – Chúng ta chia nhau đi (…) (2) – Người già bảo.

          Người trẻ tuổi nói:

          – Không, chúng ta đâu có cùng tìm thấy cái túi, chính tôi nhặt lên đấy chứ (…) (3)

          Người già không nói gì nữa. Họ tiếp tục đi. Bỗng có tiếng ngựa đuổi theo và có tiếng người quát:

          – Đứa nào lấy túi tiền (…) (4)

          Ngưòi trẻ tuổi hoàng sợ :

          – Chúng ta hi vọng là của bắt được không có gì rắc rối cho chúng ta, chú nhỉ (…) (5)

          – Đó là cậu nhặt được, Không phải của chúng ta (…) (6)

          Họ bắt người trẻ tuổi và dẫn hắn về tỉnh để xét xử, còn người già thì tiếp tục đi (…) (7)

Theo Truyện ngụ ngôn thế giới

2. Viết một số câu nói về bạn bè của mình :

a) Một câu kể:

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Một câu hỏi :

…………………………………………………………………………………………………………………….

c) Một câu cảm :

…………………………………………………………………………………………………………………….

d) Một câu khiến :

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

TẬP LÀM VĂN (1) : Tập viết đoạn đối thoại

AI THÔNG MINH HƠN

          Cuối năm học, Lan được xếp loại giỏi. Giữ đúng lời hứa, bố cho Lan vào thành phố chơi với Hùng dăm ngày. Dù bằng tuổi nhau nhưng Hùng phải gọi Lan bằng chị, vì mẹ Hùng là em ruột mẹ Lan.

          Ở quê, Lan nghe nói Hùng thông minh lắm. Mới học lớp 4 mà cậu ấy đã sử dụng thành thạo máy vi tính. Lan rất thích và chỉ mong được gặp Hùng để tận mắt chứng kiến những gì nghe được. Lên thành phố, thấy cái gì cũng lạ và đẹp mắt nhưng vốn ý tứ nên chưa bao giờ Lan nói “cái này đẹp quá”, “cái kia đẹp thế”. Vậy mà Hùng cứ chê Lan là “nhà quê”. Lan ức lắm nhưng chẳng nói lại một lời.

          Hôm bố mẹ vắng nhà, trong lúc máy đang tự động bơm nước, Hùng vô ý nhảy phóc lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung toé. Cậu ta dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước. Lan liền chạy đi tìm chiếc ghế đẩu, trèo lên ghế, giật chiếc cầu dao. Nước ngừng chảy, Hùng ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì.

          Trưa hôm ấy, Hùng thủ thỉ kể với mẹ : “Sáng nay, nếu con không kịp ngắt cầu dao thì giò này nhà ta đã chìm trong biển nước !”. Mẹ xoa đầu Hùng, khen : “Con trai mẹ giỏi quá ! Nhưng, cái cầu dao ở trên cao thế kia, làm sao con với tới ?”. Hùng gãi đầu, ấp úng : “Mẹ… mẹ hỏi… chị Lan ấy”. Nghe Lan kể lại câu chuyện, mẹ nhẹ nhàng khuyên Hùng : “Từ nay, con không được nhận những gì mà mình không làm nữa nhé !”.

          Hùng hiểu điều mẹ dạy. Cậu “dạ” một tiếng nho nhỏ rồi lẳng lặng đi chỗ khác. Từ đó, Hùng không còn nhìn Lan với con mắt coi thường như trước.

Theo Trần Thị Mai Phước

2. Viết tiếp một số lời đối thoại vào chỗ trống để chuyển nội dung đoạn “Hôm bố mẹ vắng nhà … như trước” trong câu chuyện trên thành hai màn kịch ngắn dưới đây:

MÀN 1

HÙNG VÀ LAN

          NHÂN VẬT : Hùng, Lan

          CẢNH TRÍ : Căn phòng nhỏ ; góc phòng có máy bơm nước ; trên tường cao có cầu dao điện. Đường ống dẫn nước chạy qua nhà có đoạn nối. Một cái ghế gỗ cao.

          THỜI GIAN : Buổi sáng (khoảng 9 giờ)

          Hùng (Đi từ phía máy bơm, nhảy lên đường ống làm đoạn nối bong ra, nước phun tung toé; hốt hoảng kêu to) : ……………………………………………………………

          (Hùng dùng cả hai tay ra sức bịt đầu ống nhưng không sao cản được sức nước, đành gọi Lan) : …………………………………………………………………………………….       

          Lan (Chạy lại gần Hùng, bình tĩnh nói): Nước phun mạnh lắm, không bịt lại được đâu ! Để đấy, chị đã có cách.

          (Lan chạy đi tìm sợi dây thừng và bê ra một chiếc ghế cao ; trèo lên ghế, ném mạnh sợi dây thừng lên chiếc cầu dao rồi kéo xuống một cách nhẹ nhàng; thở phào nhẹ nhõm) : Được rồi !

          Hùng (Ngơ ngác nhìn Lan như chợt nhớ ra điều gì) : ……………………………….   

…………………………………………………………………………………………………………………….

MÀN 2

HÙNG VÀ MẸ

          NHÂN VẬT : Hùng ; mẹ của Hùng.

          CẢNH TRÍ: Căn phòng nhỏ ; bộ bàn ghế kê giữa nhà ; bộ ấm chén pha nước.

          THỜI GIAN : Buổi trưa (khoảng 12 giờ).

          Mẹ (Ngồi uống nước bên bàn): Con đã bơm nước vào đầy bể rồi chứ ?

          Hùng : (Bá vai mẹ, thủ thỉ): …………………………………………………………………..

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Hùng (Gãi đầu, ấp úng): ……………………………………………………………………….

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Mẹ (Nhẹ nhàng khuyên Hùng) : ……………………………………………………………..

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Hùng (Bẽn lẽn, nói nhỏ) : ……………………………………………………………………..

          ……………………………………………………………………………………………………………

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (2): Ôn tập về dấu câu

(Dấu chấm, chấm hỏi, chấm than)

1. Đặt ba câu trong đó mỗi câu dùng 1 loại dấu câu : dấu chấm, chấm hỏi, chấm than.

2*. Gạch dưới một số dấu câu dùng sai rồi viết lại cho đúng (chép lại những câu cần sửa.

ĐỐI THOẠI TRÊN BIỂN

          Có một nhà văn đi du lịch trên tàu biển. Mặt trời sắp lặn. Gió biển thổi lồng lộng. Nhà văn đứng trên boong tàu ngắm biển.

          Có một thuỷ thủ đi qua, nhà văn bắt chuyện :

          – Này anh bọn, anh đã đọc kịch bản của sếch-xpia chưa.

          – Dạ chưa ạ.

          – À, thế thì anh đã mất một phần ba cuộc đời rồi ? Còn tiểu thuyết của Huy-gô !

          – Thưa ngài, cũng chưa ạ.

          – Nếu thế cũng mất một phần ba cuộc đời nữa ?

          Vừa lúc ấy, sóng biển nổi nên. Con tàu tròng trành nghiêng ngả. Thuỷ thủ hỏi nhà văn :

          – Thưa ngài, ngài có biết bơi không ạ.

          – Không, tôi không biết bơi. – Nhà văn nọ trả lời.

          – Thế thì nếu chẳng may sóng biển đánh chìm tàu thì ngài mất ba phần ba cuộc đời!

Theo Truyện vui về các nhà văn

          ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

TẬP LÀM VĂN (2) : Tả cây cối

(Luyện tập sau kiểm tra)

Gạch dưới các chữ viết sai chính tả trong đoạn văn rồi chữa lại:

          Xuân qua, hè tới, cây phượng bắt đầu chổ bông. Hoa phượng mọc thành trùm lớn. Bông phượng có năm cánh mỏng, bốn cánh màu đỏ tươi và một cánh màu đỏ sen lẫn màu trắng. Nhuỵ hoa dài và cong, đầu nhuỵ là một túi phấn hình bầu giục. Chúng em thường chơi trọi gà bằng những nhuỵ hoa đó. Kẻ thua, người được đều thích thú cười vang.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Gạch dưới 3 từ dùng sai trong đoạn văn rồi chữa lại vào cột bên cạnh :

          Gốc mít lớn, thân to như cột nhà, vỏ nham nháp màu nâu đen, điểm thêm nhiều đốm trắng. Cây mít vườn nhà tôi cành lá tua tủa, tạo thành một vòm cây hình tháp. Lá to dày, mặt trên màu xanh đậm và bóng, mặt dưới màu xanh nhạt và nổi đầy gân. Trong vòm lá, mấy chú chim khuyên thánh thót bay chuyền.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

3. Viết lại các câu văn dưới đây cho sinh động bằng cách dùng từ ngữ gợi tả, phép so sánh hoặc nhân hoá :

a) Gió thổi làm lay động những chiếc lá đa.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b*) Mỗi khi gió thổi qua, tán lá rì rào và lá bàng lại động đậy.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

 
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận