Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 27

Đang tải...

Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 27

 

CHÍNH TẢ : Ôn tập về quy tắc viết hoa

(Viết tên người, tên địa lí nước ngoài)

1. Chép lại 2 đoạn văn dưới đây cho đúng quy tắc chính tả (viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài):

a) Đào uyên minh là một nhà thơ nổi tiếng của trung quốc. Quê ông ở tầm dương, nay thuộc huyện cửu giang, tỉnh giang tây.

b) xéc-van-tét là một nhà văn người tây ban nha. Tiểu thuyết đôn ki-hô-tê của ông là một trong những tác phẩm văn học vĩ đại nhất của thời kì Phục hưng.

2. Tìm các tên người, tên địa lí nước ngoài có ở các bài tập đọc trong sách Tiếng Việt 5 sau đây:

a) Những người bạn tốt (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 64):

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Một vụ đắm tàu (Tiếng Việt 5, tập 1, trang 108)

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1): Mở rộng vốn từ Truyền thống

1. Viết một số câu tục ngữ, ca dao mà em biết nói về những truyền thống của dân tộc ta.

a) Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo :

          ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Truyền thống đùm bọc nhau trong khó khăn :

          ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

c) Truyền thống đoàn kết:

          ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2*. Viết đoạn văn ngắn nói về một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt nam.

 

TẬP LÀM VĂN (1) : Ôn tập về tả cây cối

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:

CÂY CAM MẬT

          Thu về. Thu mang bao trái chín đến tất cả các khu vườn. Trong khoảng sân nhỏ của nhà em, cây cam mật do ông nội em trồng đã trĩu vàng bao trái chín.

          Chao ôi ! Trông cây cam thật là thích mắt. Mới ngày nào quả đang còn nhỏ, da dày, nhưng sau đó những “chiếc áo” ấy cứ mỏng dần, rồi từ màu xanh nhạt chuyển sang màu vàng tươi. Đến hôm nay, những chùm cam đã vàng hươm, nổi bột trên nền lá xanh đậm. Những quả cam vàng óng, da căng mọng như mời gọi mọi người thưởng thức. Chúng như những chiếc đèn lồng nhỏ treo lơ lửng trên cây. Từng chùm quả ngon lành đang đung đưa nhè nhẹ. Mặc dầu đã có bao nhiêu cành tre chống lên nhưng nhiều cành cam vẫn cứ sà xuống gần mặt đất. Những chú “mặt trời con” áo xanh, áo vàng ôm ấp trong lòng biết bao “ông trăng khuyết”. Những chiếc lá rung rinh trong gió như quạt mát cho “bé cam”. Các cành cam khẳng khiu chìa ra như che chở cho các con. Còn thân cây thì khoác chiếc áo màu nâu giản dị đứng đó, trụ đỡ cho những cành chi chít quả. “Tích ! Tích !” – chú chim sâu nào đó đang nhảy trên cành, đưa chiếc mỏ xinh xinh bắt sâu cho cây. Gió vườn xào xạc như ru những quả cam vào giấc ngủ say. Chắc là trong giấc mơ, chúng sẽ rất vui khi được biết những giọt nước cam ngọt ngào sẽ làm mát lòng bao người trong những phút mệt nhọc.

          Đứng trước cây cam vàng trĩu quả, lòng em dạt dào niềm vui. Ôi, những quả cam là kết quả của bao ngày vun xới. Cây cam một chứa đựng mồ hôi, công sức của ông em nên em yêu quý nó vô ngần.

Theo Đào Duy Anh

1. Gạch dưới các câu văn ở hai phần mở bài và kết bài, sau đó điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh nhận xét:

a) Phần mở bài được viết theo kiểu ……………………………………..

b) Phần kết bài được viết theo kiểu ……………………………………..

2. Trả lời các câu hỏi về miêu tả cây cam ở phần thân bài:

a) Bạn Duy Anh miêu tả các bộ phận của cây cam theo thứ tự nào ? Bộ phận nào được miêu tả kĩ nhất ?

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Hãy ghi lại những từ chỉ màu sắc trong bài dùng để tả lá và quả cam. (Đoạn “Mới ngày nào… thưởng thức”)

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

d*) Ghi lại câu văn giàu hình ảnh, cho thấy cây cam mật rất sai quả.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

3. Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hay đặc điểm của một cây ăn quả mà em biết.

          ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (2)

Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối

1. Đọc đoạn văn sau và gạch dưới các từ có tác dụng nối.

          Chiều nào cũng vậy, con hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở trong vườn nhà tôi mà hót.

          Hình như suốt ngày hôm đó, nó vui mừng vì đã được tha hồ rong ruổi khắp trời mây gió, uống nước suối mát trong khe núi, ăn quả ngọt ở rừng xanh. Cho nên những buổi chiều tiếng hót ấy có khi êm đềm, có khi rộn rã, như một điệu đàn trong bóng xế, mà âm thanh vang mãi trong tĩnh mịch, tưởng như làm rung động lớp sương lạnh mờ mờ rủ xuống cỏ cây.

Theo Ngọc Giao

2. Điền những từ ngữ có tác dụng nối để hoàn chỉnh đoạn văn :

          Đã cuối xuân, nắng cũng vàng hơn. …………………. vẫn có những đợt gió lạnh. Trời cứ thế, nắng rồi lại lạnh và mưa phùn. ………………….  mưa phùn kéo dài đến vài tuần lễ. Chỉ có cây cối là tươi non, khoe hương, khoe hoa. …………………. , trời cũng đã tạnh ráo, nắng lại vàng và ấm áp hơn …………………. cây cũng bắt đầu kết quả. Những quả non đầu mùa lúc lỉu.

          (Từ để điền : thậm chí, cuối cùng, tuy nhiên, đồng thời)

3*. Viết một đoạn văn ngắn nói về cây cối hoặc con vật, trong đó sử dụng ít nhất có 3 từ ngữ có tác dụng kết nối.

          ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

TẬP LÀM VĂN (2) : Tả cây cối

(Chuẩn bị kiểm tra)

1. Viết mở bài cho bài văn miêu tả một cây hoa mà em yêu thích theo hai cách đã học (trực tiếp và gián tiếp):

a) Mở bài trực tiếp

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Mở bài gián tiếp

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Viết kết bài cho bài văn miêu tả một cây hoa mà em yêu thích theo hai cách đã học (không mở rộng và mở rộng) :

a) Kết bài không mở rộng

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b) Kết bài mở rộng

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

 
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận