Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 26

Đang tải...

Bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 26

 

CHÍNH TẢ : Ôn tập về quy tắc viết hoa

(Viết tên người, tên địa lí nước ngoài)

1. Chia tên người, tên địa lí nước ngoài trong các đoạn văn dưới đây thành hai loại rồi ghi vào cột trái và nêu cách viết hoa mỗi tên riêng đó vào cột phải trong bảng :

          – Nhà thơ Pu-skin được suy tôn là “mặt trời thi ca của nước Nga”. Ông sinh ngày 6 tháng 6 nâm 1799 trong một gia đình quý tộc tại Mát-xcơ-va.

          – An-đéc-xen là “người kể chuyện cổ tích vui tính” của nước Đan Mạch.

2. Tìm một số tên người, tên địa lí nước ngoài có trong sách Tiếng Việt 5 và viết lại vào bảng :

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (1) : Mở rộng vốn từ Truyền thống

1. Viết một số cụm từ có từ “truyền thống” :

M: Truyền thống lá lành đùm lá rách

          ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện những câu tục ngữ, ca dao dưới đây và cho biết các câu tục ngữ, ca dao đó nói về truyền thống tốt đẹp nào.

a) Môi hở răng ………………………………………………………

(Truyền thống ……………………………………………………….)

b) Một chữ là thầy, nửa chữ cũng ……………………………..

(Truyền thống ……………………………………………………….)

c) Nhiễu điều phủ lấy giá gương ………………………………

Người trong một nước thì ……………………. nhau cùng

(Truyền thống ……………………………………………………….)

d) Dù ai đi ngược về xuôi

          Nhớ ngày ……….. mùng mười tháng ba

          Dù ai buôn bán gần xa

          Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ………… mùng ………..     

(Truyền thống ……………………………………………………….)

3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống :

a) Sống du canh, du cư là một ………………. của một số dân tộc ít người vùng cao phía Bắc.

b) Làm ma chay linh đình khi có người chết là một ………………. lạc hậu

c) Tôn sư trọng đạo là một ………………. tốt đẹp của dân tộc ta.

(Từ để điền : truyền thống, tập tục, tập quán)

 

TẬP LÀM VĂN (1) : Tập viết đoạn đối thoại

1. Đọc câu chuyện sau :

MỘT SÁNG THU XƯA

          Sáng hôm ấy, nắng nhuộm vàng mái đền cổ kính. Bác Hồ đến thăm đền Hùng và gặp các chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong đang đóng ở đây.

          Bác nhìn khắp lượt các chiến sĩ ra đón rồi hỏi:

          – Các chú có khoẻ không ?

          – Thưa Bác khoẻ ạ !

          Mọi người hồi hộp chờ Bác nói chuyện thì lại nghe Bác hỏi:

          – Các chú có biết đền thờ ai đây không ?

          Một chiến sĩ đứng gần thưa với Bác :

          – Đền thờ một ông vua ạ !

          – Nhưng vua nào ? Bác mỉm cười trìu mến nhìn bộ đội.

          Một cán bộ trả lời:

          – Dạ, vua Hùng !

          – Thế các chú có biết vua Hùng là ông vua thế nào không ?

          Tốt cả đều lặng im. Bác giải thích :

          – Vua Hùng là ông vua có công dựng nước, chính là ông Tổ của nước Việt Nam ta.

          Rồi Bác ân cần dặn mọi người: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

          Lời Bác Hồ dạy giản dị mà đầy ý nghĩa, còn vang vọng mãi trong lòng mọi người.

Đoàn Minh Tuấn

2. Dựa theo nội dung câu chuyện trên và gợi ý dưới đây, em hãy viết tiếp một số lời đối thoại của đoạn kịch sau :

BÁC HỒ VÀ CHIẾN SĨ

          NHÂN VẬT : Bác Hồ, Anh Chiến sĩ đứng gần Bác, Anh Cán bộ, Các chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên phong.

          CẢNH TRÍ : Khoảng sân rộng dưới mái đền cổ kính ở đền Hùng. Bác Hồ ngồi dưới mái hiên, các chiến sĩ vây quanh Bác, trò chuyện với Bác.

          THỜI GIAN : Một buổi sáng mùa thu đẹp trời.

          Bác Hồ (Nhìn khắp lượt các chiến sĩ ra đón) : Các chú có khoẻ không ?……..

          ……………………………………………………………………………………………………………

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Các chiến sĩ (Đồng thanh hô to) : …………………………………………………………..

          ……………………………………………………………………………………………………………

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Bác Hồ (Ân cần hỏi các chiến sĩ) : …………………………………………………………

          ……………………………………………………………………………………………………………

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Anh chiến sĩ đứng gần Bác (Lễ phép trả lời): …………………………………………

          ……………………………………………………………………………………………………………

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Bác Hồ (Trìu mến nhìn bộ đội) : …………………………………………………………….

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Anh cán bộ (Nói nhỏ nhẹ) : …………………………………………………………………..

          ……………………………………………………………………………………………………………

          Bác Hồ (Mỉm cười) : …………………………………………………………………………….

          ……………………………………………………………………………………………………………

          ……………………………………………………………………………………………………………

(Tất cả lặng im)

          Bác Hồ : ……………………………………………………………………………………………..

          ……………………………………………………………………………………………………………

          ……………………………………………………………………………………………………………

(Dừng một lúc, Bác Hồ căn dặn các chiến sĩ)

          ……………………………………………………………………………………………………………

          ……………………………………………………………………………………………………………

          ……………………………………………………………………………………………………………

(Các chiến sĩ vỗ tay hoan hô nhiệt liệt hưởng ứng lời Bác Hồ dạy).

Chú ý : Lời thoại không nhất thiết phải đúng nguyên văn trong câu chuyện ; em có thể thêm ý riêng, miễn sao đoạn đối thoại khớp ý và mạch lạc.

 

LUYỆN TỪ VÀ CÂU (2)

Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu

1. Gạch dưới những từ ngữ chỉ nhân vật Ếch Cốm trong đoạn văn sau:

          Chúng tôi theo Nhái Bén đến một bụi cúc tần ẩm thấp, nhớp nháp, trông thấy ếch chồm chỗm ngồi vênh mõm trên viên gạch vuông ra điều uy nghi lắm. Đôi mắt lồi nghiêm nghị của lão ta cứ giương trừng trừng. Hai khoeo chân trước khoành ra, đôi chân xếp tè he lại. Ngực và bụng trắng bóng cứ phập phồng đưa lên đưa xuống lấy hơi sắp nói nhưng mãi chả thấy nó nói gì. Đặc biệt, gáy lão ta điểm mấy miếng xanh ở cổ áo và lưng áo như hạt cốm. Bởi thế lão cũng có tên là Ếch Cốm. Cậy mình khoẻ mạnh nên lão xưng là đại vương : Đại vương Ếch Cốm ! Vị đại vương này đã dốt nát lại hay khoe chữ. Cái tính khoác lác của ếch thì một tấc lên trời. Nó chỉ biết nói cho nó nghe và không biết nghe ai nói cả. Cứ tức anh ách như bò đá.

Theo Tô Hoài

2. Thay thế những từ ngữ bị lặp lại trong đoạn văn sau bằng đại từ hoặc từ đồng nghĩa (viết lại đoạn văn)

          Nguyễn Trãi là khai quốc công thần bậc nhất của triều Lê sơ. Nguyễn Trãi (1) được Lê Lợi tin dùng, cử làm quân sư. Suốt 10 năm kháng chiến gian khổ, nếm mật nằm gai, vào sinh ra tử, lúc nào Nguyễn Trãi (2) cũng ở bên Lê Lợi để bàn mưu kế. Năm 1428, cuộc kháng chiến chống quân Minh thắng lợi, Nguyễn Trãi (3) đã thảo chiếu “Bình Ngô đại cáo”. Nhưng về sau Nguyễn Trãi (4) không được vua Lê Thái Tổ tin dùng nữa. Nguyễn Trãi (5) xin cáo quan về nghỉ ở Côn Sơn. Ở đây Nguyễn Trãi (6) đã sáng tác rất nhiều thơ văn.

Theo Bách khoa tri thức phổ thông

          (Gợi ý từ thay thế: ông, vị quân sư, nhà quân sự tài ba, vị quan hành khiển)

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

TẬP LÀM VĂN (2) : Tả đồ vật

(Luyện tập sau kiểm tra)

1. Gạch dưới các chữ viết sai chính tả trong đoạn văn rồi chữa lại vào cột bên cạnh :

Dưới mặt bàn là hai chiếc hộc dộng dãi, đủ để đựng xách vở. Một hộc bàn em để sách giáo khoa, một hộc để sếp vở ghi bài. Ba gắn cho em cây đèn vào mặt bàn để có ánh xáng em học bài buổi tối. Bệ đèn còn có cả chiếc rá để cắm bút rất tiện.    

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

2. Gạch dưới 3 từ dùng chưa chính xác trong đoạn văn rồi chữa lại vào cột bên cạnh :

Đôi mát búp bê tròn xoe, xanh biếc. Lúc đặt nằm thì đôi mắt ấy lại nhấp nháy như đang ngủ say. Cặp môi búp bê đỏ tươi, đang chum chúm hé cười. Mái tóc vàng óng được tết đuôi sam và gắn kết chiếc nơ be bé màu tím.

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

3. Viết lại các câu văn dưới đây cho sinh động bằng cách dùng từ ngữ gợi tả, phép so sánh :

a) Mắt chú gấu bông tròn xoe.

          ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

b*) Tiếng chuông đồng hồ báo thức rất to.

          ……………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………….

 

 

 
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận