Bài 9. GỌI BẠN – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Bài 9 gọi bạn học tốt Tiếng Việt lớp 2

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Phát âm đúng và chuẩn xác những tiếng, từ sau: “thuở trước, sâu thẳm, nhau, hạn hán, suối, quên, chạy, khắp nẻo, vẫn”.

2. Hướng dẫn đọc

Đây là bài thơ được sáng tác theo thể năm chữ, âm điệu nhẹ nhàng tình cảm. Mỗi dòng là một nhịp. Giữa các dòng có ngừng nghỉ tùy thuộc vào ý thơ. Nhấn giọng ở những từ gợi tả, gợi cảm. Tốc độ đọc thong thả, chậm rãi, giống như một lời kể chuyện.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

– “sâu thẳm”: có khoảng cách xa đến mức hút cả tầm mắt, nhìn như không thấy đâu là tận cùng.

– “hạn hán”: tình trạng thiếu nước do nắng lâii, không mưa gây ra.

– “lang thang”: đến chỗ này rồi lại bỏ đi chỗ khác, không dừng lại ở một chỗ nào nhất định.

2. Tìm hiểu nội dung

* Câu hỏi 1: Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống ở đâu?

– Gợi ý: Đôi bạn Bê Vàng và Dê Trắng sống “Trong……………………..

* Câu hỏi 2: Vì sao Bê Vàng phải đi tìm cỏ?

– Gợi ý: Bê Vàng phải đi tìm cỏ là vì “Trời…………………….. ”, “suối…………….cỏ ………. ” đôi bạn không có gì để ăn.

* Câu hỏi 3: Khi Bê Vàng quên đường về, Dê Trắng làm gì?

– Gợi ý: “Khi Bệ Vàng quên đường về, Dê Trắng……………. chạy…………. ”

* Câu hỏi 4: Vì sao đến bây giờ Dê Trắng vẫn kêu “Bê! Bê!”?

Gợi ý: Dê Trắng vẫn kêu “Bê! Bê!” hoài như vậy là vì: “Họ là ………………….. bạn vô cùng thân…………… Dê Trắng lúc nào cũng nhớ………………… bạn, thủy ………………với bạn, mong ngày gặp lại ……………… ”

CHÍNH TẢ

1. Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trông:

a) (ngờ, nghiêng): …ngả, nghi…

b) (ngon, nghe): …ngóng, …ngọt

1-1. Gợi ý:

Để điền vào chỗ trống thích hợp, em sử dụng phương pháp thế lần lượt. Sau mỗi lần thế, đọc lên thây từ đó có nghĩa là đúng, không có nghĩa loại ra.

1-2. Thực hành:

Em có thể điền như sau:

a) nghiêng ngả, nghi ngờ

b) nghe ngóng, ngon ngọt

2. Chọn chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống:

a) (chở, trò): …………… chuyện; che ……….. ,

(trắng, chăm):………….. tinh; …………. chỉ

b) (gổ, gỗ): cây………… ; gây……………. ,

(mỡ, mở): màu…………. ; cửa………..

2-1. Gợi ý:

Em sử dụng phương pháp thế lần lượt để điền. Sau mỗi lần thế, đọc lại thấy có nghĩa là được, không có nghĩa loại ra.

2-2. Thực hành:

Em điền như sau:

a) trò chuyện, che chở, trắng tinh, chăm chỉ

b) cây gỗ, gây gổ, màu mỡ, cửa mỏ’

TẬP LÀM VĂN

1. Ghi số thứ tự 1, 2, 3, 4 vào ô trống dưới tranh (trang 12) theo đúng diễn biến câu chuyện gọi bạn.

1-1. Gợi ý:

Em đọc lại câu chuyện “gọi bạn” ở phần môn tập đọc trang 28 để nắm diễn biến câu chuyện, rồi quan sát các bức tranh, xem bức  tranh nào là  số 2, 3, 4 em điền vào các số cho phù hợp với diễn biến câu chuyện.

1-2. Thực hành:

Em điền như sau:

* Bức tranh 1: số 1

* Bức tranh 2: số 2

* Bức tranh 3: sô 3

* Bức tranh 4: sô 4

2. Ghi số thứ tự 1, 2, 3, 4 vào ô trống theo đúng diễn biến câu chuyện “Kiến và chim gáy”.

2-1.  Gợi ý:

Em đọc lại 4 câu đã cho, điền xem câu đầu tiên khởi đầu câu chuyện là câu nào, để từ câu này dẫn đến các câu khác (hoạt động 1 đến hoạt động 2, 3, 4) theo thứ tự diễn biến của sự việc, là em có thể điền đúng.

2-2. Thực hành:

Em có thể điền như sau:

Chim gáy đậu trên cây, thấy kiến bị nạn, vội bay đi gắp một cành khô thả xuống dòng suối để cứu bạn.

Một hôm, kiến khát quá, bèn bò xuống suối uống nước.

Kiến bám vào cành cây và thoát chết.

Chẳng may trượt ngã, kiến bị dòng nước cuốn đi.

 

3. Lập danh sách một nhóm từ 3 đến 5 bạn trong tổ học tập của em theo bảng đã cho.

Xem thêm Bài 10. BÍM TÓC ĐUÔI SAM- Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận