Bài 10. BÍM TÓC ĐUÔI SAM – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Bài 10 bím tóc đuôi sam học tốt tiếng việt

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Đọc đúng, chuẩn xác các tiếng, từ sau đây:“Bím, đuôi sam, reo, rất, vui, sấn, vịn, vào, loạng choạng, ngã, phịch, mách, khuôn mặt, ngượng nghịu”.

2. Hướng dẫn đọc

Đây là một bài văn được viết theo lối kể, tả, gồm ngôn ngữ của người dẫn chuyện và ngôn ngữ của các nhân vật. Khi đọc, em cần phân biệt giọng điệu của lời kể và giọng điệu của từng nhân vật nhằm thể hiện được thái độ, tình cảm, tâm trạng của các nhân vật đó. Chú ý ngừng nghỉ đúng dấu phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu cảm, dấu hỏi có trong bài. Nhấn giọng ở những từ ngữ chỉ thái độ, tình cảm, trạng thái của các nhân vật.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU NỘI DUNG

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

– “tết”: đan, thắt nhiều sợi với nhau thành dây dài hoặc thành hình một vật gì đó.

– “tóc đuôi sam”: dải tóc tết dài tựa như đuôi con sam của phái nữ.

– “sấn tới”: xông thẳng tới không kể gì chung quanh.

– “loạng choạng”: đi hoặc đứng không vững, không giữ được thế thăng bằng, chỉ chực ngã.

– “ngượng nghịu”: tỏ ra không được tự nhiên trong cử chỉ do cảm thấy có lỗi.

– “phê bình”: nêu lên khuyết điểm để chê trách, góp ý cho người mắc lỗi.

2. Tìm hiểu nội dung

* Câu hỏi 1: Các bạn gái khen Hà thế nào?

– Gợi ý: Các bạn gái khen hai bím tóc của Hà: “Ái……………… ”

* Câu hỏi 2: vi sao Hà khóc?

– Gợi ý: Hà khóc là vì bị Tuân: “…………………… xuống đất. Sau đó Tuấn  “……………… ”.

* Câu hỏi 3: Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách nào?

– Gợi ý: Thầy giáo làm cho Hà vui lên bằng cách khen Hà có hai bím……….

* Câu hỏi 4: Nghe lời thầy, Tuấn đã làm gì?

– Gợi ý: Nghe lời thầy, Tuấn đã đến gặp Hà và…

CHÍNH TẢ

1. Điền “iên” hoặc “yên” vào chỗ trống.

1-1. Gợi ý:

Để điền “iên” hay “yên” vào chỗ trống trong bài tập số (1) trang 14 “Vở bài tập tiếng Việt”, em cần chú ý: quy tắc tiếng Việt quy định: viết “yên” trong trường hợp viết tiếng, viết “iên” trong trường hợp viết “vần” của tiếng. Ngoài ra cần lưu ý một sô” trường hợp “yên” cũng là “vần” nhưng trước đó phải có âm đệm “u” như các trường hợp sau: “uyên thâm, quyến luyến, cầu nguyện, giới tuyến, quyển sách…”

1-2. Thực hành:

yên ổn, cô tiên, chim yến, thiếu niên.

2. Điền vào chỗ trống.

2-1. Gợi ý:

Để điền “r”, “d” hoặc “gi” vào chỗ trống trong bài tập sô” 2 trang 14 “Vở bài tập tiếng Việt”, em cần lưu ý cách viết một số trường hợp cụ thể, cần phải nhớ một cách “máy móc” để viết cho đúng.

2-2. Thực hành:

Em có thể điền như sau:

a) “r”, “d” hoặc “gi”:

* da dẻ, cụ già, ra vào, cặp da

b) “ân” hoặc “âng”:

* vâng lời, bạn thân, nhà tầng, bàn chân

Xem thêm Bài 11. TRÊN CHIẾC BÈ – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận