Bài 8. DANH SÁCH HỌC SINH TỔ 1. LỚP 2A – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

DANH SÁCH HỌC SINH TỔ 1. LỚP 2A

(NĂM HỌC 2003-2004)

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Phát âm đúng và chuẩn xác những tiếng, từ sau:

“ngày sinh, Vân Anh, Quang Trung, Trường Chinh, Tràng Thi, Vũ, Huy, Hàng Trông, Hội Vũ, ích, Can, Khuyên, Quán Sứ.”

2. Hướng dẫn đọc

Đây là kiểu bài hoàn toàn khác với các kiểu bài văn bản “thơ” hoặc “văn xuôi”, do vậy cách đọc cũng hoàn toàn khác. Bài đọc là một bản danh sách học sinh, gồm 5 cột. Bắt đầu từ cột “số thứ tự” cho đến cột “nơi ở”. Đọc từ trái sang phải, hết dòng thứ nhất mới chuyển sang dòng thứ hai. Cứ như thế cho đến hết bản danh sách. Mỗi dòng đọc có 5 cột, qua mỗi cột phải có nghỉ hơi, rành mạch, rõ ràng. Không được đọc nhanh quá. Đối với cột “sô” thứ tự”, em chỉ đọc như sau: Một. Hai. Ba. Bôn.

– Cột ngày sinh: nếu sinh từ ngày 1 đến ngày 10 thì phải thêm vào trước các số ấy tiếng “mồng” hoặc “mùng”, trước con sô” tháng sinh thì phải thêm tiếng “tháng”, trước con số năm sinh thì phải thêm tiếng “năm” để đọc.

– Cột “nơi ở”, trước các con số 5, 43, 9 v.v… phải thêm tiếng “số” để đọc.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

– “mồng” hoặc “mùng”: là từ dùng đi liền với những ngày từ 1 đến 10. Ví dụ: mồng (mùng) 1, mồng 5, mồng 10.

– “lăm”: là từ dùng để thay con số 5 sau số hàng chục.

Ví dụ: 15 (mười lăm), 25 (hai lăm hoặc hai mươi lăm)…

2.Tìm hiểu bài

* Câu hỏi 1: Bản danh sách gồm những cột nào?

– Gợi ý: Bản danh sách gồm………………….. cột. Cột thứ nhất có tên: “………… ”, cột thứ hai có tên “………………………………………………………….. ”, cột thứ ba có tên: “………… ”, cột thứ tư có tên: “…………….. ”, cột thứ năm có tên: “………………….”.

* Câu hỏi 2: Đọc bản danh sách theo hàng ngang.

– Gợi ý: Xem phần hướng dẫn đọc toàn bài ở trên. Thứ tự đọc danh sách từng bạn học sinh từ trái sang phải. Hết hàng ngang “Một” đến hàng ngang “Hai” cứ như thế cho đến hết.

* Câu hỏi 3: Tên học sinh trong danh sách được xếp theo thứ tự nào?

– Gợi ý: Nhìn vào bản danh sách tên học sinh em sẽ thấy bản danh sách học sinh được sắp theo thứ tự A, B, C………………………. (theo thứ tự bảng chữ cái). Vì em thấy tất cả các chữ cái đầu của tên 10 học sinh sắp xếp đúng theo thứ tự bảng chữ cái. Cụ thể là: A, B, C, D, E, F, G, H, I, K.

* Câu hỏi 4: Sắp xếp tên các bạn trong tổ của em dựa theo thứ tự bảng chữ cái.

– Gợi ý:

+ Bước 1: Em xem tổ của mình có bao nhiêu bạn rồi ghi vào giấy nháp.

+ Bước 2: Tìm xem có mấy bạn trùng tên.

+ Bước 3: Những bạn trùng tên thì em xem chữ cái đầu dùng để ghi “Họ” của các bạn ấy. Chữ cái nào có số thứ tự đứng trước thì ghi tên bạn đó lên trước. Ví dụ: Nguyễn Văn A, Châu Văn An, Bùi Văn An thì ghi như sau:

1. Bùi Văn An

2. Châu Văn An

3. Nguyễn Văn An

Trường hợp tên các bạn trùng âm đầu, trùng vần chỉ khác thanh thì em phải căn cứ theo thứ tự các thanh để xếp. Ví dụ: Họa, Hóa, Hòa, Hoa… thì phải xếp như sau: Hoa, Hòa, Hóa, Họa…

+ Bước 4: Tiến hành xếp tên các bạn trong tổ theo thứ tự bảng chữ cái.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU

1. Viết đúng từ chi sự vật (người, đồ vật, con vật, cây cối) dưới mỗi tranh

1-1. Gợi ý:

Quan sát các tranh, xem tranh vẽ gì, em dùng từ ghi lại nội dung (nghĩa của nó) chỉ tên các tranh ấy.

1-2. Thực hành:

Em lần lượt ghi các từ dưới các tranh như sau:

bộ đội, công nhân, ô tô, máy bay, voi, trâu, dừa, mía

2. Gạch dưới các từ (hoặc tô màu ô chữ) chỉ sự vật có trong bảng sau:

Danh sách học sinh tổ 1 lớp 2

2-1. Gợi ý:

Để thực hiện bài tập này, em cần chú ý từ “chỉ sự vật” bao gồm: người, đồ vật, loài vật, cây cốì. Đọc bảng trên thấy từ nào dùng để chỉ sự vật thì em gạch dưới hoặc tô màu, những từ không phải chỉ người, đồ vật, loài vật, cây cối thì để nguyên.

2-2. Thực hành:

Em gạch dưới các từ hoặc tô màu các từ sau:

bạn, thước kẻ, cô giáo, thầy giáo, bảng, học trò, nai, cá heo, phượng vĩ, sách.

3. Đặt câu theo mẫu rồi ghi vào chỗ trông:

* Ai (hoặc cái gì, con gì?) là gì?

Mẫu câu: Bạn Vân Anh là học sinh lớp 2A.

3-1. Gợi ý:

Dựa vào mẫu câu trên em có thể đặt các câu có nội dung cấu trúc tương tự như trên về “người, đồ vật, loài vật”.

3-2.  Thực hành:

* Bố của em là kỹ sư chế tạo máy.

* Mẹ của em là cô giáo Tiểu học.

* Bạn Mỹ Hằng là học sinh lớp 2C.

* Cái thước kẻ làm bằng gỗ.

4. Ghi từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu:

* Ai (hoặc cái gì, con gì) là gì?

4-1. Gợi ý:

Đọc bài tập 4 trang 11 “Vở bài tập Tiếng Việt”, em sẽ thấy, bài tập chỉ yêu cầu em điền vào chỗ trống một vế câu để hoàn chỉnh câu. Dựa vào bài tập 3 đã làm em chỉ cần điền vào một vế “là gì” hoặc “ai” (cái gì, con gì) là được.

4-2. Thực hành:

Em có thể điền như sau:

* Em là.học sinh lớp 2A trường Tiểu học phường 5, thị xã Bến Tre.

* Cái thước kẻ bằng nhựa tổng hợp này là đồ dùng học tập thân thiết của em.

Xem thêm Bài 9. GỌI BẠN – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận