Bài 26. Ứng dụng của nam châm – Giải bài tập SBT Vật Lý 9

Đang tải...

Giải bài tập vật lý 9 Ứng dụng nam châm

26.1 (SBT, trang 59)

Để làm nam châm điện mạnh với dòng điện có cường độ cho trước thì nên quấn nhiều hay ít vòng dây dẫn quanh một ống dây cách điện.

Lời giải:

Vì muốn làm một nam châm điện mạnh ta có thể tăng cường độ dòng điện qua các vòng dây hoặc tăng số vòng của ống dây. Trong trường hợp dòng điện qua ống dây có cường độ cho trước thì nên quấn nhiều vòng dây dẫn.

26.2 (SBT, trang 59)

Một thanh thép có một đầu được sơn màu đỏ, đầu kia được sơn màu xanh. Dùng một nam châm điện hình chữ U để từ hóa thanh thép này (hình 26.1).

Giải bài tập vật lý 9 Ứng dụng nam châm

Hãy mô tả bằng hình vẽ và giải thích cách đặt thanh thép đó lên nam châm điện để sau khi từ hóa, đầu sơn đỏ của thanh thép trở thành từ cực Bắc.

Lời giải:

Cách đặt thanh thép được mô tả như hình vẽ sau:

Giải bài tập vật lý 9 Ứng dụng nam châm

Các đường sức từ của từ trường nam châm điện đi ra từ cực Bắc qua thanh thép vào cực Nam của nam châm điện. Khi đó, các đường sức từ đi vào đầu sơn xanh và đi ra đầu sơn đỏ của thanh thép.

Như vậy, sau khi bị từ hóa thì thanh thép trở thành một nam châm vĩnh cửu có đầu sơn đỏ là cực Bắc.

26.3 (SBT, trang 59)

Điện kế là dụng cụ được dùng để phát hiện dòng điện. Điện kế tự làm lấy gồm một cái hộp trong đó gắn cố định một cái la bàn thông thường với hai cuộn dây dẫn mắc nối tiếp, cách điện quấn quanh hộp (hình 26.2).

a. Mức độ phát hiện được dòng điện yếu của điện kế này phụ thuộc vào những yếu tố nào?

b. Kim của la bàn sẽ nằm như thế nào đối với các vòng dây khi có dòng điện chạy qua ha cuộn dây đó? Vị trí ban đầu của kim nam châm khi chưa có dòng điện đi qua đã được chỉ ra trên hình vẽ.

Giải bài tập vật lý 9 Ứng dụng nam châm

 

Lời giải:

a) Phụ thuộc vào số vòng dây của các cuộn dây và cường độ dòng điện chạy qua các cuộn dây.

b) Khi có dòng điện chạy qua hai cuộn dây thì kim la bàn sẽ nằm định hướng theo hướng của từ trường bên trong các cuộn dây, nghĩa là nằm vuông góc với dây dẫn trên bề mặt hộp.

26.4 (SBT, trang 60)

Ampe kế điện từ loại đơn giản gồm một ống dây D và một tấm sắt S đặt gần một đầu ống dây (hình 26.3). Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Hãy giải thích hoạt động của ampe kế khi có dòng điện đi qua ống dây.

Giải bài tập vật lý 9 Ứng dụng nam châm

Lời giải:

Khi có dòng điện đi qua ống dây D thì tấm sắt S bị hút vào trong lòng ống dây, làm cho kim chỉ thị K quay xung quanh trục O và đầu kim dịch chuyền trên mặt bảng chia độ.

26.5 (SBT, trang 60)

Trong loa điện, lực nào làm cho màng loa dao động phát ra âm?

A. Lực hút của nam châm điện tác dụng vào màng loa làm bằng sắt non.

B. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây có dòng điện biến đổi chạy qua gắn vào màng loa.

C. Lực từ của một nam châm vĩnh cửu tác dụng vào miếng sắt gắn vào màng loa.

D. Lực từ của một nam châm điện tác dụng vào một cuộn dây dẫn kín gắn vào màng loa.

Đáp án:

Chọn B.

26.6 (SBT, trang 60)

Trong chuông báo động gắn vào cửa để khi cửa bị mở thì chuông kêu, rơle điện từ có tác dụng từ?

A. Làm bật một lò xo đàn hồi gõ vào chuông.

B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.

C. Làm cho cánh cửa mở đập mạnh vào chuông.

D. Làm cho cánh cửa rút chốt hãm cần rung chuông.

Đáp án:

Chọn B. Đóng công tắc của chuông điện làm cho chuông kêu.

26.7 (SBT, trang 60)

Tại sao khi dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì loa lại không kêu?

Lời giải:

Khi cho dòng điện không đổi chạy vào cuộn dây của loa điện thì lực từ của nam châm vĩnh cửu tác dụng lên cuộn dây chỉ làm cho cuộn dây chuyên động đến một vị trí nào đó và dừng lại, không làm cho cuộn dây dao động. Vì vậy, màng loa không dao động nên loa không kêu.

Xem thêm Bài 27. Lực điện từ – Giải bài tập SBT Vật Lý 9 tại đây

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận