Bài 26. Luyện tập : Nhóm Halogen – Chương V – Sách Bài tập Hóa học 10

Đang tải...

Bài 26. Luyện tập Nhóm Halogen

26.1. Cho phản ứng : SO_2 + Br_2 + 2H_2O H_2SO_4 + 2X

X là chất nào sau đây ?

A. HBr.

B. HBrO.

C. HBrO_3 .

D. HBrO_4 .

26.2. Khi đổ dung dịch AgNO_3 vào dung dịch chất nào sau đây sẽ thu được kết tủa màu vàng đậm nhất ?

A. Dung dịch HF.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch HBr. .

D. Dung dịch HI.

26.3. Brom bị lẫn tạp chất là clo. Để thu được brom tinh khiết cần làm cách nào sau đây ?

A. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H_2SO_4 loãng.

B. Dẫn hỗn hợp đi qua nước.

C. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaBr.

D. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch NaI.

26.4. Dãy axit nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính axit ?

A. HI > HBr > HCl > HF.

B. HF > HCl > HBr > HI.

C. HCl > HBr > HI > HF.

D. HCl > HBr > HF > HI.

26.5. Dãy ion nào sau đây sắp xếp đúng theo thứ tự giảm dần tính khử ?

Bài 26. Luyện tập Nhóm Halogen

26.6.  Vì sao người ta có thể điều chế Cl_2, Br_2, I_2 bằng cách cho hỗn hợp dung dịch H_2SO_4 đặc và MnO_2 tác dụng với muối clorua, bromua, iotua nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế F_2 ? Bằng cách nào có thể điều chế được F_2 ? Viết PTHH của các phản ứng.

 

26.7. Bằng phương pháp hoá học nào có thể :

a) Xác định được có khí clo lẫn trong khí hiđro clorua ?

b) Thu được khí clo từ hỗn hợp khí ở câu a ?

c) Thu được khí hiđro clorua từ hỗn hợp khí ở câu a ?

Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

26.8. Có 4 lọ không có nhãn đựng riêng biệt các muối: KF, KCl, KBr, KI.

Hãy cho biết:

a) Cách phân biệt muối đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

b) Từ những muối đã cho điều chế các halogen tương ứng và các hiđro halogenua tương ứng.

26.9. Tính khối lượng muối NaCl và muối NaI cần thiết để có 10 tấn muối ăn chứa 2,5% NaI.

26.10. Cho các chất sau : KCl, CaCl_2 , MnO_2 , dung dịch H_2SO_4 đặc. Đem trộn 2 hoặc 3 chất với nhau. Trộn như thế nào thì tạo thành clo ? Trộn như thế nào thì tạo thành hiđro clorua ? Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

26.11*. Dựa vào cấu tạo, hãy giải thích vì sao tính oxi hoá của ion hipoclorit CIO mạnh hơn ion clorat CIO_3 . Lấy thí dụ phản ứng để minh hoạ.

26.12. Khi đun nóng muối kali clorat, không có xúc tác, thì muối này bị phân huỷ đồng thời theo 2 phản ứng sau :

Cho biết khi phân huỷ hoàn toàn 73,5 gam KClO_3 thì thu được 33,57 gam KCl. Hãy tính % kali clorat bị phân huỷ theo (a) ; % bị phân huỷ theo (b).

26.13. Iot có lẫn các tạp chất là clo, brom và nước. Để tinh chế loại iot đó, người ta cho hỗn hợp đó tác dụng với KI và vôi sống rồi nung hỗn hợp trong cốc được đậy bằng một bình có chứa nước lạnh. Khi đó iot sẽ bám vào đáy bình. Viết PTHH của các phản ứng xảy ra.

26.14*. Người ta có thể điều chế I_2 bằng các cách sau :

a) Dùng NaHSO_3 khử iot có số oxi hoá +5 trong hợp chất NaIO_3 .

b) Cho dung dịch H_2SO_4 đặc tác dụng với hỗn hợp Nai và Mnơ2.

Hãy lập PTHH của các phản ứng điều chế trên.

26.15. Vì sao người ta có thể điểu chế hiđro clorua (HCl), hiđro florua (HF) bằng cách cho dung dịch H_2SO_4 đặc tác dụng với muối clorua hoặc florua, nhưng không thể áp dụng phương pháp này để điều chế hiđro bromua (HBr) hoặc hiđro iotua (HI) ? Viết PTHH của các phản ứng điều chế các hiđro halogenua.

26.16. Có 4 bình không có nhãn, mỗi bình chứa một trong các dung dịch sau : NaCl, NaNO_3, BaO_2, Ba{(NO_3)}_2 . Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt từng dung dịch chứa trong mỗi bình.

⇒ Xem thêm Đáp án Bài 26 tại đây.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận