Bài 16. MẨU GIẤY VỤN – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Bài 16 MẨU GIẤY VỤN Tiếng Việt lớp 2

A. KĨ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Phát âm đúng và chuẩn xác những tiếng, từ, ngữ sau:

“mẩu giấy vụn, rộng rãi, sáng sủa, sạch sẽ, vứt, ngay lối, hãy, lặng, lắng nghe, xì xào, nhặt lên, sọt rác”.

2. Hướng dẫn đọc

Đây là bài văn được viết theo lối kể chuyện, khi đọc em cần phân biệt giọng điệu của người dẫn chuyện và giọng điệu của các nhân vật. Những câu văn thuộc lời dẫn chuyện đọc thong thả rõ ràng, ngừng nghỉ đúng dấu phẩy, dấu chấm và dấu nhấn giọng ở những từ chỉ hành động, trạng thái của tất cả các nhân vật. Những câu đối thoại của các nhân vật cần đọc với giọng điệu thích hợp cho từng nhân vật. Lời của cô giáo nhỏ nhẹ, tươi vui, gây cười một cách hóm hỉnh. Lời của bạn trai chân thật ngây thơ. Lời của bạn gái hồn nhiên, hóm hỉnh, đáng yêu.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

– “mẩu giấy”: một phần rất nhỏ của tờ giấy.

– “sáng sủa”: (phòng học) có nhiều ánh sáng tự nhiên chiếu vào gây cảm giác thích thú.

– “sạch sẽ”: không có bụi bặm, rác rưởi.

– “tiếng xì xào”: từ gợi tả tiếng chuyện trò, bàn tán nhỏ với nhau.

– “đánh bạo”: tỏ ra bạo dạn, dám vượt qua sự e ngại, rụt rè để làm một việc gì đó.

– “hưởng ứng”: tỏ rõ sự đồng tình, ủng hộ bằng hành động.

– “cười rộ”: cùng bật lên những tiếng cười to, vui thành một chuỗi dài rồi dứt, do thích thú đột ngột.

– “thích thú”: có cảm giác hài lòng, thỏa mãn, vui thích.

2. Tìm hiểu nội dung

* Câu hỏi 1. Mẩu giấy vụn nằm ở đâu? Có dễ thấy không?

– Gợi ý: Mẩu giấy nằm ỏ’………………………………………………………… rất

* Câu hỏi 2. Cô giáo yêu cầu cả lớp làm gì?

– Gợi ý: Cô giáo yêu cầu cả lớp hãy……………………. mẩu giấy………………

* Câu hỏi 3. Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói gì?

– Gợi ý: Bạn gái nghe thấy mẩu giấy nói: “Hãy……………………………………

 * Câu hỏi 4. Em hiểu ý cô giáo nhắc nhỏ học sinh diều gì?

– Gợi ý: Cô giáo nhắc nhở học sinh cần phải có ý thức…

CHÍNH TẢ

1. Điền “ai” hoặc “ay” vào chỗ trống:

a) mái nhà, máy cày.

b) thính tai, giơ

c) chải tóc, nước chảy.

2. Chọn chữ trong ngoặc đơn rồi điền vào chỗ trống cho thích hợp

2-1. Gợi ý

Để chọn đúng chữ trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống thích hợp, em sử dụng phương pháp thế lần lượt. Sau mỗi lần thế, đọc lên thấy có nghĩa là được, không có nghĩa loại ra.

2-2. Thực hành

a) (sa, xa): xa xôi, sa xuống

(sá, xá); phố xá, đường sá.

b) (ngã, ngả): ngã ba dường, ba ngả đường.

(vẻ, vẽ): vẽ tranh, có vẻ.

Xem thêm Bài 17. NGÔI TRƯỜNG MỚI – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận