Bài 15. CÁI TRỐNG TRƯỜNG EM – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1

Đang tải...

Cái trống trường em Tiếng Việt lớp 2

A. Kĩ NĂNG ĐỌC

1. Luyện đọc

Đọc đúng và chuẩn xác những tiếng, từ sau: “trông, trường, cũng, nghỉ, suốt, liền, ngẫm nghĩ, buồn, vắng, lặng, nghiêng, quá, vang”.

2. Hướng dẫn đọc

Đầy là bài thơ được sáng tác theo thể 4 tiếng, nhịp thơ đều đặn. Nhìn chung mỗi dòng là một nhịp. Ba khổ thơ đầu, giọng đọc thong thả, âm điệu trầm lắng, tình cảm, giống như một bạn học sinh đang kể, tả về cái trống của trường mình bộc lộ tình cảm thân thiết gắn bó với trống. Đoạn bốn, giọng đọc hồ hởi, phấn khởi, thể hiện niềm vui của bạn học sinh khi gặp lại trống sau ba tháng nghỉ hè.

B. TÌM HIỂU NỘI DUNG BÀI

1. Giải nghĩa từ ngữ khó

– “ngẫm nghĩ”: suy nghĩ đi suy nghĩ lại một điều gì đó thật kĩ và sâu.

– “lặng im”: không phát ra một tiếng động nào cả, im lặng.

– “giá”: đồ dùng thường để treo, gác hay đỡ một vật gì đó.

– “tưng bừng”: ồn ào làm náo động cả chung quanh.

2. Tìm hiểu nội dung

* Câu hỏi 1. Bạn học sinh xưng hô, trò chuyện như thế nào với cái trông trường?

– Gợi ý: Bạn học sinh xưng hô trò chuyện với trống rất… mật như với một người …………………….thân thiết cụ thể qua các từ ngữ: “Buồn không …………………..”, “Bọn mình……………………………. ”

* Câu hỏi 2. Tìm những từ ngữ tả hoạt động, tình cảm của cái trốrig.

– Gợi ý: Những từ ngữ chỉ hoạt động, tình cảm của cái trống, đó là: “nghỉ, ngẫm nghĩ, lặng …………………………. , nghiêng, …………………….  quá, gọi……………….. tưng bừng”.

* Câu hỏi 3. Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn học sinh với ngôi trường?

– Gợi ý: Bài thơ đã nói lên tình cảm… trường,… lớp,… bạn bè,… thầy cô, và tâm trạng hồ hởi, phấn khởi khi nghe tiếng… điểm nhịp vang lên báo hiệu năm học… đã đến.

CHÍNH TẢ

1. Điền chữ hoặc vần thích hợp vào chỗ trống

a)  “l” hoặc “n”:

“Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non phơi bóng vàng.”

b) “en” hoặc “eng”

Đêm hội, ngoài đường người và xe chen chúc. Chuông xe xích lô leng keng, còn ô tô inh ỏi. Vì sợ lỡ hẹn với bạn, Hùng cố len qua dòng người đang đổ về sân vận động.

c) “i” hoặc “iê”

“Cây bàng lá nõn xanh ngời

Ngày ngày chim đến tìm mồi chíp chiu

Đường xa gánh nặng sớm chiều

Kê cái đòn gánh bao nhiêu người ngồi.”

2. Tìm và ghi vào chỗ trống:

a) Những tiếng bắt đầu bằng: l, n

* l: lần, lượt, lê la, lắm, lị, làm, lặng…

* n: nắng, nói, nôm na, ni, ná, nem…

b) Những tiếng có vần: en hoặc eng

* en: kèn, lén, bén, chén, khen, đen…

* eng: léng phéng, xẻng, (xà) beng, leng keng…

c) Những tiếng có vần: im, iêm

* im: kim, phim, nhím, tím, bím, phím..,

* iêm: tiêm, kiêm, nhiệm, điểm, kiểm, hiếm, chiếm, phiếm, kiếm, viêm, liếm…

TẬP LÀM VĂN

1. Dựa vào các tranh trong “Vở bài tập Tiếng Việt, tập 1” trang 20, 21 trả lời các câu hỏi:

* Bức tranh 1. Bạn trai đang vẽ trên đâu?

– Bạn trai đang vẽ trên một bức tường trắng nơi công cộng.

* Bức tranh 2. Bạn trai nói gì với bạn gái?

– Bạn trai chỉ vào bức tranh mình vẽ trên tường nói với bạn gái: “Mình vẽ có dẹp không?”

* Bức tranh 3. Bạn gái nhận xét như thế nào?

– Bạn gái nhận xét: “Đẹp thì có đẹp đấy nhưng vẽ lên tường làm xấu trường lớp”.

* Bức tranh 4. Hai bạn dang làm gì?

– Hai bạn đang quét vôi lại bức tường chỗ bạn trai vừa vẽ bậy lên đấy.

2. Đặt tên cho câu chuyện

Căn cứ vào nội dung câu chuyện, em có thể đặt tên cho câu chuyện như sau:

“Đẹp mà không đẹp”, “Bức tranh vẽ không đúng chỗ”, “Vẽ bậy”.

3. Viết tên các bài tập đọc trong tuần 6.

3-1 Gợi ý

Em mở mục lục quyển sách “Tiếng Việt 2, tập 1” trang 155, 156 xem tuần 6 (chủ điểm trường học) dùng bút chì đánh dấu các bài tập đọc (gồm 3 bài) rồi viết vào vở bài tập 3 bài đó.

3-2. Thực hành

“Mẩu giấy vụn”, “Ngôi trường mới”, “Mua kính”.

Xem thêm Bài 16. MẨU GIẤY VỤN – Để học tốt Tiếng Việt lớp 2 tập 1 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận