Bài 11 – Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp – Học tốt Địa Lí 9

Đang tải...

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

I. CÂU HỎI TỰ LUẬN

Câu 1

Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Trả lời

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp-Địa Lí 9

Câu 2

Phân tích vai trò của các nguồn tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm ở nước ta

Trả lời

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên tạo cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng để phát triển công nghiệp, ảnh hưởng tới cơ cấu ngành công nghiệp :

– Khoáng sản năng lượng (than, dầu, khí) là cơ sở để phát triển công nghiệp điện lực, công nghiệp hóa chất …

– Khoáng sản kim loại (sắt, măngan, thiếc, bôxit, chì, kẽm …) là cơ sở để phát triển công nghiệp luyện kim

– Khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, phôtphorit…) là cơ sở để phát triển công nghiệp hóa chất

– Khoáng sản vật liệu xây dựng (sét, cát, đá vôi, các loại đá khác) là cơ sở để phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng

– Nguồn thủy năng là cơ sở để phát triển thủy điện

– Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rừng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản

Câu 3

Dựa vào bản đồ địa chất – khoáng sản (trang 6 Atlat Địa lí Việt Nam) và các bản đồ Công nghiệp (trang 17 Atlat Địa lí Việt Nam), hãy nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm

Trả lời

+ Công nghiệp khai thác nhiên liệu phân bố ở thềm lục địa)

+ Công nghiệp năng lượng (thủy điện) phân bố chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên (là hai vùng tập trung phần lớn nguồn thủy năng của cả nước)

+ Công nghiệp luyện kim phân bố tập trung ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, là vùng giàu khoáng sản kim loại (sắt Thái Nguyên, Yên Bái, thiếc Cao Bằng, chì kẽm Bắc Kạn …)

+ Công nghiệp hóa chất phân bố ở Đông Nam Bộ (hóa dầu, khí dựa vào nguồn dầu, khí), Trung du và miền núi Bắc Bộ (hóa chất cơ bản, sản xuất phân bón từ các khoáng sản : than Quảng Ninh, apatit Lào Cai, pyrit Phú Thọ     )

Câu 4

Hãy sắp xếp các nhân tố : năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, lao động, thị trường, vốn đầu tư tương ứng vào yếu tố đầu vào, yếu tố đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Trả lời

+ Yếu tố đầu vào

– Nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng

– Lao động

– Cơ sở vật chất

– Tiến bộ khoa học kĩ thuật

– Đường lối chính sách nhà nước.

+ Yếu tố đầu ra

– Thị trường trong nước

– Thị trường nước ngoài

Câu 5

Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp-Địa Lí 9

Trả lời

Ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm :

+ Tạo nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm

Ví dụ:

– Mía cho công nghiệp đường mía

– Chè, cà phê cho công nghiệp chế biến chè, cà phê

– Bò thịt, bò sữa cho ngành sản xuất thịt hộp, sữa hộp ….

– Cá, tôm …. cho công nghiệp chế biến thủy sản

+ Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm

Câu 6

Hãy nêu những mặt mạnh, những mặt hạn chế của các nhân tố kinh tế – xã hội ở nước ta trong phát triển công nghiệp

Trả lời

+ Những mặt mạnh :

– Dân cư và nguồn lao động đông : là thị trường nội địa quan trọng, có lợi thế để phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoài

– Cơ sở vật chất kĩ thuật và, cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp, hiện đại hóa : đã xây dựng nhiều khu, cụm công nghiệp với nhiều ngành có năng lực sản xuất đáng kể (điện, vật liệu xây dựng, đóng tàu, chế biến thực phẩm….)

– Có các chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước : chính sách công nghiệp hóa và đầu tư, chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần ….

– Thị trường nội địa với hơn 85 triệu dân và sức mua đang tăng lên, thị trường nước ngoài rộng lớn

+ Những hạn chế:

– Đội ngũ lao động có chuyên môn kĩ thuật cao và đội quản lí có năng lực còn ít so yêu cầu

– Cơ sở vật chất kĩ thuật và cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, nhiều trình độ công nghệ, phân bố tập trung ở một số vùng

– Sức ép của hàng nước ngoài và rào cản của các thị trường xuất khẩu

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (Khoanh tròn chỉ một chữ cái trước đáp án chọn)

Câu 1

Vùng nào dưới đây có thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên để phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp luyện kim và công nghiệp hóa chất hơn cả ?

A. Trung du và miền núi Bắc Bộ

B. Tây Nguyên

C. Đồng bằng sông Hồng

D. Đông Nam Bộ

Câu 2

Yếu tố nào dưới đây là yếu tố đầu ra ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp ?

A. lao động

B. nguyên liệu

C. thị trường

D. năng lượng

Câu 3

Yếu tố nào có ý nghĩa hàng đầu, tạo nên sự phát triển mạnh của sản xuất công nghiệp nước ta trong các năm qua ?

A. Tài nguyên thiên nhiên

B. Nguồn lao động

C. Thị trường

D. Chính sách công nghiệp hóa

Câu 4

Để nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp nước ta, giải pháp nào dưới đây có ý nghĩa thiết thực hơn cả ?

A. Hạ giá thành sản phẩm

B. Phân bố lại sản xuất

C. Đa dạng hóa sản phẩm

D. Nâng cao trình độ công nghệ

Câu 5

Nhóm khoáng sản nào là nguyên liệu của công nghiệp hóa chất phân bón?

A. sét, cát, đá vôi

B. sắt, thiếc, chì, kẽm

C. than đá, bôxit, mangan

D. apatit, pyrit, photphorit

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp-Địa Lí 9

->> Xem đáp án phần trắc nghiệm tại đây

TẢI VỀ FILE

>> Xem thêm :

+ Bài 12 – Sự phát triển và phân bố công nghiệp – Học tốt Địa Lí 9

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận