Bàn về phép học – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Bàn về phép học ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Nguyễn Thiếp (1723 – 1804), danh sĩ cuối đời Hậu Lê. Tên huý của ông là Minh, tự là Khải Xuyên. Ông có rất nhiều tên hiệu, vừa là do ông tự đặt, vừa do người đời xưng tặng như Hạnh Am, Lạp Phong Cư Sĩ, La Giang Phu Tử, La Sơn Phu Tử.

Tác phẩm chính của Nguyễn Thiếp gồm “Lạp Phong văn cao”, “La Sơn thi tập ”, “Hạnh Am thi cảo ” và trên 100 bài thơ chữ Hán và một số bài từ. Thơ Nôm của ông chỉ còn truyền tụng mấy bài.

2. Tác phẩm

Bài “Luận học pháp” là phân tích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8-1791:

II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM Hiểu TÁC PHẨM

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 78)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc đoạn: “Ngọc không mài… tệ hại ấy”, chú ý những chú thích trong SGK (thất truyền, tam cương, ngũ thường…).

b. Gợi ý trả lời

Ngay từ những dòng đầu tiên của bài văn, tác giả nêu khái quát mục đích chân chính của việc học. Việc học, việc tu dưỡng là để biết rõ đạo. “Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Như vậy, học ở đây là học cách làm người, học cách xử sự, cách sống sao cho có văn hoá, đúng chuẩn mực.

Điều đáng nói ở đây là Nguyễn Thiếp có một quan niệm rất tiến bộ về mục đích của việc học. Như chúng ta đã biết, trong xã hội phong kiến xưa, học hành là để thi cử, để được bước vào chôn quan trường. Tác giả cho rằng: đó không phải là mục đích chính yếu, cuối cùng của việc học.

Ông nêu ra những mặt tiêu cực trong xã hội đương thời do việc học bị “thất truyền”. Điều đó còn khẳng định rằng, mục đích của việc học không chỉ để làm điều tốt, có ích mà còn để tránh điều xấu, trừ cái xấu trong cuộc đời.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 78)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Xác định nội dung này trong phần đầu văn bản (đoạn “Ngọc không mài… tệ hại ấy ”). Chú ý giọng điệu, ngôn ngữ được sử dụng.

b. Gợi ý trả lời

Nguyễn Thiếp đã không ngần ngại nhìn thẳng vào thực tế mà nêu lên và phê phán “lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Đó là kiểu học hời hợt, không nhằm mục đích “biết rõ đạo” mà chỉ mong tiến thân, thi đỗ để bước vào chôn quan trường bổng lộc. Tác giả cũng không hề né tránh, chỉ ra tác hại của lối học sai trái đó: “Chúa tầm thường, thần nịnh hót”; “Nước mất, nhà tan”. Hậu quả của lối học cầu danh thật khôn lường. Nó khiến triều đình mục ruỗng, chỉ toàn bọn nịnh thần giả dối, tham quan vô lại, không biết đến cả những phép tắc thông thường nhất. Một xã hội hỏng từ trên xuống dưới như thế không thể tránh khỏi bại vong. Nguyễn Thiếp đã thẳng thắn chỉ ra kết quả cay đắng tất yếu ấy như một lời cảnh báo.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 78)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại đoạn: “Cúi xin (…) đi học.”

Lưu ý giọng điệu của tác giả khi hướng tới vua Quang Trung để tấu trình. Mặc dù là giọng cung kính, cúi xin, thực chất đây vẫn là những lời khuyên, lời đề nghị.

b. Gợi ý trả lời

Tác giả đã khuyên vua Quang Trung đề ra những chính sách nhằm thúc đẩy việc học. Đó là sự phổ biến rộng rãi việc học cho đông đảo các tầng lớp nhân dân: “Cho thầy trò trường học của phủ, huyện, các trường tư, con cháu các nhà văn võ, thuộc lại ở các trấn cữu triều, đều tuỳ đâu tiện đấy mà học Như vậy, việc học cần phải được triển khai sâu rộng thành hệ thông, khiến ai ai cũng được học, theo đó, việc xây dựng trường học, ban hành các chính sách khuyến khích là vô cùng cần thiết.

Xem thêm Viết đoạn văn trình bày luận điểm – Ngữ

văn lớp 8 tại đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 78)

a. Hướng đẫn tìm hiểu

Xem đoạn “Phép dạy… bỏ qua”. Đặc biệt, đọc kĩ các chú thích về “tứ thư, ngũ kinh, chu sử. Có thể tham khảo các tài liệu viết về nền giáo dục Nho giáo để hiểu hơn cách học mà Nguyễn Thiếp nói đến.

b. Gợi ý trả lời

Nguyễn Thiếp đề cập đến trình tự học và cách học. ông cho rằng học phải theo trình tự từ thấp đến cao: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên Theo ông, học là cần phải biết chọn lọc cái tinh tuý, phải biết rút ra điều hay, cái cần thiết nhất trong những kiến thức mình tiếp cận: “Học rộng rồi tóm lược cho gọn”. Như vậy là “vừa phải học rộng, vừa phải biết sâu” và quan trọng nhất, ông khẳng định học phải đi đôi với thực hành: “theo điều học mà làm”. Ngay sau khi nêu ra các phương pháp học, tác giả nêu lên tác dụng ý nghĩa của nó: có học như thế mới nên người tài, người tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Việc dẫn ra kịp thời ý nghĩa tác dụng này khiến bài văn thêm phần thuyết phục.

Trong thực tế, có thể thấy quan điểm “học đi đôi với hành” của Nguyễn Thiếp đã nêu lên phương pháp quan trọng, tiến bộ nhất mà mọi thời đại đều công nhận. Nếu chỉ học lí thuyết không thì vô ích. Lí thuyết cần có thực tế để soi chiếu và chứng minh tính đúng đắn của nó đồng thời áp dụng vào thực tế để đạt kết quả, có ích cho đời. Nhờ có lí thuyết, chúng ta có thể rút ngắn con đường thực nghiệm, đạt được hiệu quả nhanh nhất.

Tuy nhiên, Nguyễn Thiếp vẫn còn bị hạn chế bởi tư duy thời đại, điều kiện lịch sử. Việc học ông nói đến ở đây mới chỉ là học theo sách thánh hiền: Tứ thư, Ngũ kinh. Đó là những bộ sách kinh điển của Nho giáo Trung Quốc du nhập vào nước ta. Bên cạnh những mặt tiến bộ như đề cao nhân, nghĩa, lễ, trí, tín… Nho giáo còn có nhiều hạn chế như quá cực đoan, câu nệ với hệ thống lễ giáo nghiêm ngặt, hà khắc. Nguyễn Thiếp cũng chưa đặt ra được vấn đề chú trọng đến khoa học tự nhiên.

c. Mở rộng kiên thức

Những quan niệm của Nguyễn Thiếp về việc học đã được ông cha ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”.

Hay đại thi hào Giô-han Vôn-gang Gớt cũng đã từng phát biểu: “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám. Còn cây đời mãi mãi xanh tươi”.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 78)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Nên xác định ý nghĩa của mỗi đoạn văn. Liệt kê ra giấy các ý này. Tìm mối liên hệ giữa chúng, sau đó mới hình thành một sơ đồ thể hiện trình tự lập luận của bài văn.             ‘

b. Gợi ý trả lời

Sơ đồ lập luận của bài văn

Bàn về phép học ngữ văn lớp 8

Bằng những đoạn văn súc tích với cách diễn đạt sáng rõ, gãy gọn, dễ hiểu; những lời trích dẫn; tạo lập mối liên kết giữa các ý theo mối quan hệ nhân – quả, tác giả đã tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho đoạn văn. Ngay từ đầu, ông trích dẫn lời khẳng định “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” (Ngọc bất trác bất thành khí, Nhân bất học, bất tri lí – Tam tự kinh) như một sự đảm bảo tính đúng đắn cho những lập luận của mình.

Ngay sau khi nêu cách học sai trái, ông chỉ ra tác hại của nó. Đồng thời, ngay sau khi đưa ra quan điểm về phương pháp học đúng đắn, ông đưa ra tác dụng to lớn của nó. Cuối cùng, tác giả tóm tắt lại các luận điểm, khẳng định một lần nữa ý nghĩa việc học chân chính. Đây chính là đặc điểm bút pháp Nguyễn Thiếp đã thể hiện rõ rệt trong văn bản nghị luận này.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận