Viết đoạn văn trình bày luận điểm – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Viết đoạn văn trình bày luận điểm

Mục đích của bài học giúp học sinh:

  • Biết cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch.
  • Biết cách trình bày luận điểm trong đoạn văn quy nạp.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BẢI

I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận

Khi trình bày luận điểm trong văn nghị luận, cần chú ý:

  • Nên thể hiện nội dung luận điểm trong câu chủ đề:

+ Thể hiện rõ ràng, chính xác.

+ Câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên (đối với đoạn văn diễn dịch) hoặc cuối cùng (đối vối đoạn quy nạp).

  • Để luận điểm nổi bật, có sức thuyết phục, cần phải:

+ Tìm đủ các luận cứ cần thiết.

+ Tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí.

  • Cần phải diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.

II. Đọc – hiểu

1. Đọc các đoạn văn dẫn trong SGK, trang 79, 80 và trả lời câu hỏi.

  • Câu chủ đề:

a) Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; củng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

b) Đồng bào ta ngày nay củng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước.

  • Câu chủ đề đoạn (a) nằm ở cuối đoạn văn. Câu chủ đề đoạn (b) nằm ở đầu đoạn văn.
  • Đoạn (a) viết theo lối quy nạp được triển khai theo các ý như sau:
  • Là nơi trung tâm của đất trời.
  • Địa thế phù hợp với dân cư và muôn loài.
  • Khắp nước Việt Nam không có nơi nào bằng.

Luận điểm chính: là nơi trọng yếu (…) đế vương muôn đời.

  • Đoạn (b) viết theo lối diễn dịch được triển khai theo các ý sau:
  • Luận điểm chính: Đồng bào ta… tổ tiên ta ngày trước.
  • Tất cả các tầng lớp nhân dân đều một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc.
  • Tất cả các tầng lớp nhân dân đều ra sức bảo vệ đất nước.
  • Tất cả các tầng lớp nhân dân đều ra sức xây dựng đất nước.

2. Đọc đoán văn và trả lời câu hỏi.

a) Lập luận và đưa ra những lí lẽ, dẫn chứng nhằm dẫn dắt người đọc đến một kết luận haỵ chấp nhận một kết luận mà người viết muốn đạt tới.

Trong đoạn văn dẫn ở SGK, trang 80, Nguyễn Tuân đã làm nổi bật ý nghĩa tư tưởng trong tác phẩm  “Tắt đèn của Ngô Tất Tô”: bản chất “chó đểu ” của giai cấp thong trị. Đó chính là luận điểm chính của đoạn văn.

Nguyễn Tuân đã sử dụng phép tương phản khi miêu tả lại hái thái độ hoàn toàn trái ngược của vợ chồng Nghị Quế: yêu quý chiều chuộng đàn chó, còn đối với mẹ con chị Dậu thì chúng giở giọng “chó má. Qua đó, càng làm nổi bật bản chất độc ác, tàn nhẫn của giai cấp thông trị.

b) Cách lập luận trong đoạn văn trên đã làm nổi bật, sáng tỏ luận điểm chung. Đó là cách lập luận độc đáo, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

c) Việc sắp xếp các ý trong đoạn văn trên là hợp lí, đã làm nổi bật được luận điểm chính. Tác giả đã trình bày việc vợ chồng Nghị Quế quan tâm, chăm sóc đối với đàn chó, khiến người đọc ngỡ rằng chúng sẽ đối xử tử tế với người nuôi chó. Nào ngờ… Cách dẫn dắt của Nguyễn Tuân đã tạo ra được tính bất ngơ và càng làm tăng hiệu quả trong việc thể hiện luận điểm chính. Nếu tác giả đưa nhận xét Nghị Quế “đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu ” lên trên và đưa nhận xét “vợ chồng địa chủ cũng… thích chó, yêu gia súc” xuống dưới thì hiệu quả của đoạn văn sẽ giảm đi rất nhiều, không tạo được tính bất ngờ cho người đọc.

d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó má, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau đã giúp cho việc trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn, làm nổi bật được bản chất xấu xa của giai cấp thống trị. Qua đó, tạo được giọng điệu rất riêng, rất ấn tượng.

Xem thêm Luyện tập xây dựng và trình bày luận

điểm – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em đọc hai câu văn dẫn trong SGK, trang 81 và diễn đạt ý mỗi câu thành một luận điểm ngắn gọn.

a) Cần phải viết ngắn gọn, rõ ràng.

b) Nguyên Hồng không chỉ ham viết mà. còn muốn truyền nghề cho bạn trẻ.

2. Bài tập này nêu hai yêu cầu:

  • Đoạn văn dẫn trong SGK, trang 82 trình bày theo luận điểm gì và sử dụng các luận cứ nào?
  • Nhận xét về cách sắp xếp luận cứ và cách diễn đạt của đoạn văn.
  • Luận điểm của đoạn văn: Tôi thấy Tê Hanh là người tinh lắm.
  • Đoạn văn sử dụng các luận cứ:

+ Tế Hanh đã ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương.

+ Thơ Tế Hanh đưa ta vào một thế giới gần gũi.

  • Hai luận cứ trên được sắp xếp một cách hợp lí. Tác giả xuất phát từ những cảm nhận chính xác về Tế Hanh (nghe thấy những điều không thần sắc, không thanh âm) đến những nhận xét tinh tế về thơ Tế Hanh (đưa ra vào một thế giới gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ). Hai luận cứ có sự gắn bó mật thiết với nhau tạo cho đoạn văn sự hợp lí và lô-gíc.

3. Bài tập này yêu cầu các em viết đoạn văn ngắn triển khai các luận điểm:

  • Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.
  • Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.

Đối với các luận điểm đã được đưa ra trước, các em phải xây dựng các luận cứ một cách lô-gíc và hợp lí. Khi đưa ra các luận cứ, các em cần đưa ra các dẫn chứng để chứng mirih.

a) Học phải kết hợp làm bài tập thì mới hiểu bài.

  • Việc học là rất quan trọng, giúp ta nắm bắt các tri thức. Tuy nhiên, củng cố tri thức cũng rất quan trọng.
  • Việc làm bài tập đều đặn, thưòng xuyên sẽ giúp cho tri thức luôn luôn được củng cố.

Mở rộng: liên hệ một số câu có ý nghĩa tương tự: Học đi đôi với hành…

b) Học vẹt không phát triển được năng lực suy nghĩ.

  • Giải thích rõ nghĩa “học vẹt”: Học vẹt là nói như con vẹt mà không hiểu mình đang nói gì. Học vẹt thường chỉ những người cố học thuộc lòng nhưng không hiểu được ý của bài học, không nắm được bản chất của vấn đề.
  • Học vẹt làm cho trí não trở nên lười biếng, không phát triển được năng lực suy nghĩ: trí não không được rèn luyện thường xuyên, không có khả năng phân tích hay khái quát nên khi gặp thực tế họ thường gặp nhiều khó khăn.

4. Để làm sáng tỏ luận điểm ‘‘Văn giải thích cần phải viết cho dễ hiểu ”, các luận cứ cần được đưa ra là:

  • Mục đích của văn giải thích là làm cho người đọc hiểu rõ vấn đề.
  • Do đó, cần phải viết rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu tránh dùng từ ngữ cầu kì, cấu trúc câu phức tạp để người đọc dễ dàng tiếp nhận được vấn đề mà người viết muốn trình bày.
  • Khi viết cần chú ý đến đốì tượng tiếp nhận để lựa chọn cách trình bày và từ ngữ thích hợp thì mới đạt hiệu quả cao.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận