Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Văn – Mã đề 111204

Đang tải...

Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 chuyên Văn

ĐỀ 1

Câu 1: (8 điểm)

Truyện xưa kế lại rằng, một buổi tối, một vị thiền sư già đi dạo trong thiền viện, chợt trông thấy một chiếc ghế dựng sát chân tường nơi góc khuất. Đoán ngay ra đã có chú tiểu nghịch ngợm nào đó làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi, nhưng vị thiền sư không nói với ai, mà lặng lẽ đi đến, bỏ chiếc ghế ra rồi quỳ xuống đúng chỗ đó.

Một lúc sau, quả đúng có một chú tiểu trèo tường vào. Đặt chân xuống, chú tiểu mới kinh ngạc khi phát hiện ra dưới đó không phải là chiếc ghế mà là vai thầy mình, vì quá hoảng sợ nên không nói được gì, đứng im chờ nhận được những lời trách cứ và cả hình phạt nặng nề. Không ngờ vị thiên sư lại chì ôn tôn nói: “Đêm khuya sương lạnh, con mau về thay áo đi. Suốt cuộc đời chú tiểu không bao giờ quên được bài học từ buổi tối hôm đó.

(Theo diendan.hocmai.vn)

Bài học từ câu chuyện trên gợi cho em những suy nghĩ gì?

Câu 2: (12 điểm)

Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nhân vật hoạ sĩ già đã bộc lộ niềm trăn trở: “Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời (…) Làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ giữa bức tranh đó? Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài”.

Suy nghĩ của em trước niềm trăn trở của người hoạ sĩ già về quá trình sáng tạo nghệ thuật. Chọn một tác phẩm văn học mà em yêu thích để khám phá tấm lòng người viết được đặt vào trong tác phẩm đó.

GỢI Ý LÀM BÀI

Câu 1:

– Trong câu chuyện trên, chú tiếu là người mắc lỗi, làm trái quy định: vượt tường trốn ra ngoài chơi. Hành động đó mang tính biểu trưng cho những lầm lỗi của con người trong cuộc sống.

Cách xử sự của vị thiền sư có hai chi tiết đáng chú ý: một là đưa bờ vai của mình làm điệm tựa cho chú tiểu lỗi lầm bước xuống, hai là không quở phạt, đánh mắng mà nói lời thương yêu, quan tâm, lo lắng cho chú tiểu. Một chi tiết là hành động, một chi tiết là lời nói, cho thấy vị thiền sư đã có hành động và lời nói giàu lòng khoan dung và độ lượng đối với người lầm lỗi. Hành động và lời nói ấy có sức mạnh hơn ngàn lần roi vọt, mắng nhiếc, là bài học cả đời chú tiểu không thế nào quên.

– Câu chuyện cho ta bài học quý giá về sự khoan đung. Sự khoan dung nếu được dùng đúng chỗ và đúng lúc thì còn có tác dụng to lớn hơn sự trừng phạt, bởi nó tác động rất mạnh đến nhận thức của mỗi con người.

Đặc biệt, trong quá trình giáo dục con trẻ, sự khoan dung đem lại hiệu quả vượt trội hẳn so với việc áp dụng bất kì hình phạt nào. Liên hệ những cách giáo dục trẻ con theo quan niệm truyền thống “yêu cho roi cho vọt” và những chuyển biến trong nhận thức của người lớn về hình phạt khi trẻ mắc lỗi như phong trào “kỉ luật không nước mắt” hiện nay…

Khoan dung với người cũng chính là khoan dung với mình, giải thoát mình khỏi những hận thù, tranh chấp…, nhờ đó mà cân bằng được cuộc sống của mình và sống hoà hợp với mọi người xung quanh.

Câu 2:

Học sinh cần đám bảo những nội dung cơ bản sau:

a) Trình bày suy nghĩ của em trước niềm trăn trở của người hoạ sĩ già về quá trình sáng tạo nghệ thuật (được gửi gắm trong nhận định):

– Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời:

+ Cuộc đời là một hành trình vĩ đại bởi cuộc đời rộng lớn, phức tạp và không ngừng vận động.

+ Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời: chỉ ra giới hạn của nghệ thuật:

Nghệ thuật nói chung và hội hoạ nói riêng đều hướng tới cuộc đời, bởi cuộc đời là nơi xuất phát và nơi đi đến của nghệ thuật, của hội hoạ. Tuy nhiên, nắm bắt được bản chất của đời sống không phải là điều dễ dàng, bởi cuộc đời đan xen vô vàn mối quan hệ con người, luôn đa sự, phức tạp, đôi khi thật và giả khó bề phân tách được. Nghệ thuật phải phản ánh bản chất thực của đời sống, nhưng liệu những tác phẩm nghệ thuật có đào sâu và phản ánh bản chất thực ở tầng sâu hay nhà văn chỉ mới gợi lên cái bề mặt rất nông của cuộc đời?

Cuộc sống luôn luôn vận động, đòi hỏi người nghệ sĩ không ngừng theo sát, khám phá để phản ánh kịp thời những điều có ý nghĩa với con người. Tuy nhiên, đôi khi người nghệ sĩ không phát hiện ra những thay đổi của đời sống đế kịp phản ánh, cảnh tỉnh con người.

Làm thế nào đặt được chính tấm lòng của nhà hoạ sĩ giữa bức tranh đó? là câu hỏi, yêu cầu đặt ra đối với người hoạ sĩ và nghệ sĩ nói chung: Trong sáng tạo nghệ thuật, tác phẩm phải chứa đựng tư tưởng, tình cảm chân thành, tiến bộ của nhà văn.

– Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài: Việc bắt gặp được những con người, những sự việc chứa đựng những ý nghĩa nhân văn khiến nhà văn trăn trở, gợi lên cảm hứng sáng tác là một cơ may trong nghệ thuật. Nhưng từ ý tường, cảm hứng tới một tác phẩm nghệ thuật hoàn thiện là một con đường đầy thử thách, chông gai, bởi nghệ thuật là kết tinh của tâm và tài, bản chất của nó là sáng tạo.

b) Chọn một tác phẩm văn học mà em yêu thích để khám phá tấm lòng người viết được đặt vào trong tác phẩm đó.

– Học sinh chọn tác phẩm mà mình yêu thích, trong khi phân tích tác phẩm phải tập trung làm rõ tư tưởng và tấm lòng của nhà văn, thấy được đó là tác phẩm viết cho con người, vì con người của người nghệ sĩ.

– Học sinh nêu lên bài học cho sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật.

Tải về file word  >>  tại đây

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận