Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 tập hai – Ôn tập văn Nghị luận

Đang tải...

 Ôn tập văn Nghị luận – Văn 7

 HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 66)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại toàn bộ các văn bản nghị luận đã học. Chú ý phần Ghi nhớ trong SGK sau mỗi bài. Xem lại các phần Gợi ý trả lời theo các câu hỏi trong SGK. Diễn đạt một cách ngắn gọn, đầy đủ để điền vào bảng.

b) Lập bảng

 Ôn tập văn Nghị luận

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 67)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đây là câu hỏi về nghệ thuật tác phẩm (không phải nội dung ý nghĩa). Nắm vững những đặc trưng cơ bản về nghệ thuật nghị luận từ đó biết chọn ra những yếu tố nào để phân tích. Xem lại phần Gợi ý trả lời của các bài học và phần Ghi nhớ trong SGK.

b) Gợi ý trả lời

Cả bốn bài nghị luận đã học đều là những bài văn mẫu mực. Tuy nhiên, ở mỗi bài đều có những nét đặc trưng riêng.

Bài Tinh thần yêu đất nước của nhân dân ta có những dẫn chứng phong phú, chân thực, cụ thể. Các dẫn chứng này được sắp xếp rất hợp lí theo thời gian (xưa – nay) và theo cấp độ (từ khái quát đến cụ thể). Chính hai yếu tố này: bố cục và dẫn chứng là nét đặc sắc nhất của bài văn.

Bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt lại có những lí lẽ và dẫn chứng rất toàn diện. Tác giả chứng minh luận điểm: “Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay” trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Sức thuyết phục của bài văn này chính là ỏ đó.

Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ có thế mạnh là kết hợp được các thao tác chứng minh và giải thích, bình luận một cách nhuần nhuyễn. Bền cạnh đó, tác giả đưa ra được các dẫn chứng cụ thể, xác thực, được đảm bảo bằng chính môi quan hệ gần gũi giữa tác giả bài viết với Bác Hồ. Sự thể hiện tình cảm một cách chân thành đan xen với những lí lẽ tỉnh táo cũng là một trong những thành công của bài văn.

Bài Ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh là một bài nghị luận văn chương. Trong đó, tác giả rất khéo léo lồng ghép giữa lí lẽ, cảm xúc cá nhân và những hình ảnh phong phú. Đây không chỉ là đặc sắc nghệ thuật của riêng bài này mà còn là phong cách độc đáo của cây bút phê bình Hoài Thanh.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 67)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Cần nắm vững đặc trưng từng thể loại. Có thể xem lại bài ôn tập truyện kí, ôn tập thơ, phần tập làm văn bàn về văn nghị luận.

Lập bảng liệt kê các yếu tố của mỗi thể loại. Đọc lại các bài đã học cửa từng thể loại để kiểm tra đã đúng chưa.

Dựa vào chính đặc trưng của văn nghị luận để trả lời câu hỏi cuối: Những câu tục ngữ đã học có phải là loại văn bản nghị luận đặc biệt không?

b) Gợi ý trả lời

Có thể lập bảng thông kê các yếu tố trong mỗi thể loại dựa trên gợi ý của SGK. Tuy nhiên, chúng ta đều biết rằng đây chưa phải đã đầy đủ các nhân tô” đặc trưng mà chỉ là những nét tiêu biểu nhất cho mỗi thể loại mà thôi. Sự phân chia này cũng chỉ tương đối và đôi khi các thể loại có thể có chung nhiều yếu tố.

 Ôn tập văn Nghị luận

 

Căn cứ vào bảng thống kê trên, có thể phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa văn nghị luận vổi các thể loại tự sự, trữ tình như sau:

Các thể loại tự sự, trữ tình tập trung xây dựng các hình tượng nghệ thuật thông qua các chi tiết, câu chuyện… Các thể loại tự sự như truyện, kí tái hiện sự vật, hiện tượng nào đó thông qua lời tả và kể. Các thể loại trữ tình như thơ trữ tình, tuỳ bút tập trung thể hiện tình cảm, cảm xúc thông qua các hình ảnh, vần nhịp…

Trong khi đó, thể loại nghị luận chủ yếu dùng phương thức lập luận. Người viết trình bày các ý kiến, tư tưởng không thông qua các hình tượng hay sự việc mà trực tiếp dùng các lí lẽ, luận cứ, luận chứng. Hình ảnh cảm xúc cũng xuất hiện trong văn nghị luận nhưng không phải đóng vai trò chính. Hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ, chính xác mối là yếu tố chính trong văn nghị luận, tạo nên sức thuyết phục cho văn bản.

Các câu tục ngữ đã học có thể được coi là các bài nghị luận đặc biệt, ngắn gọn, hàm súc vì đây là sự truyền đạt các tư tưởng, bài học kinh nghiệm một cách trực tiếp.

Xem thêm Luyện tập viết đoạn văn chứng minh tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận