Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 tập hai – Câu đặc biệt và cách dùng của nó

Đang tải...

Câu đặc biệt – Văn 7

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ.

Ví dụ : “Ôi, em Thủy !” là một câu không có chủ ngữ và vị ngữ. Đây là câu đặc biệt.

2. Câu đặc biệt thường được dùng để :

– Nêu lên thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn ;

– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng;

– Bộc lộ cảm xúc;

– Gọi đáp.

Ví dụ : SGK trang 28 có 4 ví dụ về tác dụng của câu đặc biệt

Ví dụ (1) : nêu lên thời gian diễn ra sự việc.

Ví dụ (2) : liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ (3) : bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ (4) : gọi đáp.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Thế nào là câu đặc biệt?

Câu bình thường là câu có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ.

Câu đặc biệt là loại câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ – vị ngữ (nó có một trung tâm cú pháp không phân định được chủ ngữ và vị ngữ):

Ví dụ: Mưa và rét! vắt rừng! Đoàn quân vượt suối băng rừng tiến lên phía trước. Dân công ùn ùn lướt theo…

(Nguyễn Đình Thi)

“Mưa và rét! vắt rừng!” là 2 câu đặc biệt, owr hai câu này không xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là vị ngữ.

Về mặt hình thức, câu đặc biệt có cấu tạo không đủ cả hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ nên giông với hình thức của câu rút gọn, bởi vậy cần phải phân biệt rõ sự khác nhau giữa hai loại câu này.

So sánh hai ví dụ sau:

– Câu đặc biệt: Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.

– Câu rút gọn: Bà ta chạy tới. Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.

Qua sự so sánh ta thấy:

– Câu đặc biệt là câu không có chủ ngữ và vị ngữ, hay nói cách khác đây là câu không thể khôi phục được chủ ngữ và vị ngữ.

– Câu rút gọn là câu có thể dựa vào hoàn cảnh giao tiếp để khôi phục lại một cách chính xác thành phần đã bị rút gọn. Với câu rút gọn ở trên, ta có thể khôi phục lại thành những câu đầy đủ như sau:

Bà ta chạy tới. Bà chửi. Bà kêu. Bà đấm. Bà đá. Bà thụi. Bà bịch.

Trong ba câu sau: Ôi, em Thuỷ ! Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. Em tôi bước vào lớp.

(Khánh Hoài)

Câu in đậm là một câu không thể có chủ ngữ và vị ngữ. Đây là một câu đặc biệt.

II. Cấu tạo của câu đặc biệt

Câu đặc biệt thường được cấu tạo là một từ

Ví dụ:

Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch.

(Nguyễn Công Hoan)

Câu đặc biệt cũng có thể có cấu tạo là một tập hợp từ.

Ví dụ:

30-7-50.

Chân đèo Mã Phục.

(Nam Cao)

II. Tác dụng của câu đặc biệt

Câu đặc biệt thường được dùng trong trong các văn bản văn chương để:

– Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn;

Ví dụ:

+ Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hát vang lừng, mọi vật như có sự thay đổi kì diệu.

(Võ Quảng)

Câu đặc biệt “Mùa xuân ” dùng để xác định thời gian.

+ Nắng đã lên rồi! Nắng chan hoà xóm núi. Những triền dốc. Những lòng suối và mảng rừng. Chợ vùng cao xôn xao trong nắng mới. Chơ Đồng Văn. Ngựa thồ thon vó và đẹp mã từ các dốc đê, ngả đường ùn ùn kéo tới chợ. Tiếng khèn. Tiếng ngựa hí. Náo nức lòng người.

(Lí Xè Páo)

Câu đặc biệt “Chợ Đồng Văn ” dùng để xác định nơi chốn.

– Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

Ví dụ:

+ Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh. Sao như nhớ thương. Gió rừng càng về khuya càng xào xạc. Rồi tiếng chim mơ hồ gần xa.

(Lí Phan Quỳnh)

+ Xuân đến tự bao giờ? Bầu trời không còn trắng đục nữa. Đã có những đêm xanh. Những buổi sáng hồng. Cây cối bừng tỉnh. Ong vàng và bướm trắng. Xôn xao. Rôn ràng. Tiếng chim hót ríu ran vườn chè. Hương hoa ngào ngạt...

– Bộc lộ cảm xúc.

Ví dụ:

+ Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu? (Thế Lữ)

+ Không chờ nghe bác về, thoáng cái tôi đã đặt chân tới bờ. Chao ôi! Chợ gì mà lạ lùng thế này? Bộ Tây sắp đánh đến nơi, nên người ta đem vườn bách thú ra phát mãi hay sao!

(Đoàn Giỏi)

– Gọi đáp.

Ví dụ:

+ Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi.

(Tố Hữu)

+ Thanh!

Dạ

Mày đi đâu?

Dạ, thưa cô, bà sai con đi mua hạt tiêu.

(Nguyễn Công Hoan)

Xem bảng sau, chép lại vào vở rồi đánh dấu X vào ô thích hợp.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em xác định câu đặc biệt và câu rút gọn ở bốn đoạn trích dẫn trong SGK, trang 29.

Để làm được bài tập này, các em dựa vào những đặc điểm của câu đặc biệt và đặc điểm của câu rút gọn đã học.

a) Đoạn trích này có:

– Câu đặc biệt: Không có.

– Câu rút gọn:

+ (Các thứ của quý) có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

+ Nhưng (các thứ của quý) cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

+ Nghĩa là (chúng ta) phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

b) Đoạn trích này có:

– Câu đặc biệt: Ba giây… Bốn giây… Năm giây… Lâu quá!

– Câu rút gọn: Không có.

c) Đoạn trích này có:

– Câu đăc biệt: Một hồi còi.

– Câu rút gọn: Không có.

d) Đoạn trích này có:

– Câu đặc biệt: Lá ơi!

– Câu rút gọn:

+ (Bạn) Hãy kể chuyện cuộc đời của bạn cho tôi nghe đi!

+ (Cuộc đời tôi) Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.

2. Bài tập này yêu cầu các em chỉ ra tác dụng của những câu đặc biệt và câu rút gọn tìm được ở bài tập 1.

– Các câu rút gọn trong đoạn trích (a) có tác dụng giúp cho các; câu trong đoạn văn vừa không dài dòng vừa làm nổi bật được thông tin chính cần thông báo cho người đọc.

– Câu đặc biệt trong đoạn trích (b) có tác dụng nhấn mạnh vào thời gian chậm chạp trôi, giúp người đọc cảm nhận được cụ thể và rõ ràng hơn về trạng thái hồi hộp, chờ đợi.

– Câu đặc biệt trong đoạn trích (c) không có tác dụng thông báo về sự tồn tại của sự vật.

– Câu đặc biệt trong đoạn trích (d) có tác dụng gọi đáp. Hai câu rút gọn trong đoạn trích (d) có tác dụng giúp việc nói năng trở nên gãy gọn, rõ ràng hơn.

3. Bài tập này yêu cầu các em viết một đoạn văn ngắn (từ 5 — 7 câu) tả cảnh quê hương em, trong đoạn văn đó có một vài câu đặc biệt.

(Bài tập này các em tự làm).

Xem thêm Tinh thần yêu nước của nhân dân ta tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận