Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Đang tải...

Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU TÁC PHẨM VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 26)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc toàn bộ văn bản, xem các chú thích trong SGK để hiểu vấn đề được triển khai trong bài văn. Đặc biệt chú ý phần đầu “Dân ta… cướp nước”.

b) Gợi ý trả lời

Bài văn này nghị luận vấn đề “lòng yêu nước của nhân dân ta”. Điều này được thâu tóm trọn vẹn trong câu đầu tiên của toàn văn bản: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta Những câu còn lại trong bài đều xoay quanh, phục vụ cho vấn đề này. Ví dụ, ngay câu tiếp theo trong phần mở đầu: “Tử xưa… cướp nước” có vai trò giới hạn phạm vi vấn đề được triển khai: tinh thần yêu nước của nhân dân ta được biểu hiện trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng. Phần sau là hàng loạt dẫn chứng (những tấm gương, việc làm) thể hiện, chứng minh cho kết luận được thâu tóm ở câu đầu ấy.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 26)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Các dấu hiệu về ngữ pháp (dấu câu, sự ngắt đoạn…) là những yêu tố” cần thiết để làm căn cứ tìm ra bô” cục bài văn. Cố gắng tìm ra điểm chung về nội dung, mục đích thể hiện của tập hợp câu trong cùng một đoạn. Như thê mới có thề xác định được trình tự lập luận của bài.

b) Gợi ý trả lời

Bố cục của bài văn gồm ba phần:

– Mở bài: “Nhăn dân ta… lũ cướp nước”. Phần này giới thiệu vấn đề được nghị luận và giới hạn phạm vi được triển khai. Lòng yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nó được biểu hiện mạnh mẽ khi Tổ quốc bị xâm lăng.

– Thân bài: “Lịch sử ta… nồng nàn yêu nước”. Tác giả trình bày các dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm đã nêu trong phần mỏ đầu. Trong quá khứ, dân tộc ta đã nhiều lần đánh thắng quân xâm lược. Những cuộc kháng chiến vĩ đại ấy đã chứng tỏ cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Ngày nay (trong kháng chiến chống Pháp), nhân dân ta cũng vô cùng dũng cảm, cũng nồng nàn yểu nứớc, quyết tâm chống giặc.

– Kết bài: Phần còn lại: Bác tổng kết vấn đề, khẳng định nhiệm vụ trong, hiện tại của chúng ta là phải phát huy mạnh mẽ truyền thống yêu nước quý báu này, tạo nên sức mạnh toàn dân tộc.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 26)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Riêng phần thân bài (chứng minh cho luận điểm) gồm hai đoạn. Thử đưa giả thiết nếu đảo trình tự hai đoạn trong bài thì bài văn sẽ thạỵ đổi như thế nào. Chú ý so sánh độ dài hai đoạn; các cấu trúc câu được sử dụng.

b) Gợi ý trả lời

Tác giả đã đưa dẫn chứng để chứng minh cho luận điểm: “Dân ta… của ta” theo trình tự thời gian: từ xưa đến nay, và từ khái quát đến cụ thể, chi tiết.

Trước tiên, tác giả nhắc đến những cuộc kháng chiến trong lịch sử rồi đưa những dẫn chứng về lòng yêu nước của nhân dân ta thể hiện trong cuộc kháng chiến chông Pháp. Triển khai luận điểm theo trình tự ấy tác giả nhấn mạnh: lòng yêu nước của dân tộc ta là một truyền thống, đã bắt nguồn từ xa xưa và đang được tiếp nối, phát huy trong hiện tại.

Đặc biệt; Hồ Chí Minh đưa ra hàng loạt dẫn chứng tiêu biểu, những việc làm, hành động của mọi tầng lớp xã hội một cách tỉ mỉ, cụ thể để chứng minh cho tinh thần yêu nước thể hiện trong hiện tại. Sự cụ thể làm ý khái qụát được triển khai một cách chặt chẽ, hợp lí và thuyết phục.

c) Mở rộng kiến thức

Cùng thể hiện chủ đề lòng yêu nước của nhân dân ta, có rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ… khác khai thác trên nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Trong thơ Tố Hữu, lòng yêu nước được kết tinh trong hình ảnh những bà mẹ anh hùng như bà má Hậu Giang, bà má Năm Căn, mẹ Tơm…, những chú bé liên lạc hồn nhiên (Lượm); những cô gái phá đường, những anh bộ đội lòng phơi phới niềm vui ra trận… Trong thơ Nguyễn Đình Thi, lòng yêu nước tỏa sáng trong hình ảnh:

                                            Nước Việt Nam từ máu lửa

                                           Rủ bùn đứng dậy sáng lòa.

(Đất nước)

Như vậy trong những tác phẩm văn học, lòng yêu nước của dân tộc ta được thể hiện thông qua những hình tượng, nhân vật giàu sức biểu cảm mang ý nghĩa tượng trưng. Còn trong bài văn của Bác, dưới dạng văn nghị luận, vấn đề này được thể hiện trực tiếp thông qua những lập luận, dẫn chứng. Có thể tham khảo bài Lòng yêu nước của I. Ê-ren-bua (Ngữ văn 6 tập 2) để thấy sự gần gũi giữa hai văn bản nghị luận khi khai thác về cùng một đề tài. Tuy nhiên, hai bài đề cập đến hai khía cạnh khác nhau của vấn đề và mục đích cuối cùng không giống nhau. I. Ê-ren-bua chứng minh lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những thứ bình thường nhất. Bài văn nhằm khơi gợi tinh thần dân tộc của mọi người dân trước họa xâm lăng. Bài văn của Bác đã khẳng định một luận điểm: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta ” và đặt vấn đê nhiệm vụ của Đảng, cách mạng phải sáng suốt lãnh đạo, định hướng nhân dân cùng chiến đấu chống quân thù.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 26)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Với câu hỏi này, không chỉ cần liệt kê những hình ảnh so sánh được sử dụng trong bài mà còn phải tìm ra ý nghĩa của những hình ảnh đó.

Có thể vận dụng kiến thức về tác dụng biểu cảm của biện pháp so sánh (Bài 21, Ngữ văn 6, tập 2).

b) Gợi ý trả lời

Trong một bài văn ngắn, tác giả đã sử dụng khá nhiều hình ảnh so sánh một cách đắc địầ (hợp lí, đạt hiệu quả cao).

Ngay trong đoạn mở đầu, Bác viết: ‘Từ xưa… cướp nước”. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được so sánh vổi hình ảnh làm sáng mạnh mẽ, to lớn. Theo mạch liên tưởng ấy, tác giả dùng những động từ vốn để miêu tả làn sóng nhằm nhấn mạnh thêm tính mạnh mẽ của nó: lướt qua, nhấn chìm.

Phần kết bài, tác giả so sánh tình yêu nước với các thứ của quý. Nhưng Bác không dừng lại ở nhận xét chung chung đó mà còn diễn giải cụ thể: lòng yêu nước khi thì bộc lộ, khi thì tiềm ẩn, như của quý “có khi đựợc trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng củng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm

Qua hai hình ảnh so sánh trên, sức mạnh của tinh thần yêu nước được biểu hiện sinh động, cụ thể. Nhò thế, đoạn văn có sức tác động mạnh mẽ và trực tiếp hơn làm cho người đọc thấy xúc động. Khi nghe “bản báo cáo” này những người dự trong Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (2-1951) cũng ngay lập tức nhìn ra nhiệm vụ trước mắt là phải làm sao phát huy được sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước ấy.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 26)

a) Hướng dẫn tìm hiếu

Dựa vào ba ý trong câu hỏi của SGK, trang 26 để trả lời. Chú ý các cấu trúc câu được sử dụng, giọng điệu của đoạn văn.

b) Gợi ý trả lời

Trong đoạn văn trên, câu mở đoạn là “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước ”, nêu lên vấn đề. Sau một loạt dẫn chứng tác giả đúa ra, câu kết đoạn: “Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước”để tổng kết lại ý của toàn đoạn.

Đoạn văn có rất nhiều dẫn chứng chọn lọc được nêu theo phương pháp liệt kê từng cặp một. Những câu văn nhiều vế liên tiếp, giọng văn dồn dập… Tất cả giúp người đọc dễ dàng nhận thấy sự phong phú với nhiều biếu hiện của tinh thần yêu nước mà nhân dân ta ở mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, mọi địa phương đều có.

Các sự việc, con người được liên kết theo mô hình: ‘Từ… đến”. Đó là sự liên kết điểm chung giữa các đốì tượng trong từng cặp được nhắc đến: xét trên bình diện lứa tuổi (cụ già tóc bạc – nhi đồng trẻ thơ); trên bình diện vùng sinh sống (kiều bào nước ngoài – đồng bào ở vùng tạm chiến; nhân dân miền ngược – miền xuôi), trên bình diện giai cấp, tầng lớp, giới tính…

Cách liên kết đó làm lập luận của bài văn thêm chặt chẽ và toàn diện.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 26)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Trước hết, cần nắm vững các đặc trưng của văn nghị luận nói chung (bố  cục, cách chọn lọc dẫn chứng, trình tự đưa dẫn chứng, hình ảnh so sánh…), từ đó rút ra những đặc điểm nổi bật của văn bản này.

b) Gợi ý trả lời

Hoàn toàn có thể khẳng định rằng “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ” là một bài văn nghị luận mẫu mực và đặc sắc. Yới bố cục hợp lí, cách đưa luận cứ theo trình tự thời gian (xưa – nay); đưa dẫn chứng bằng phương pháp liệt kê cấu trúc “từ… đến”; với những hình ảnh so sánh cụ thể, sinh động… đã góp phần làm tăng tính thuyết phục cho vấn đề mà Bác nêu ra, chứng minh trong bài văn này “Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta ”…

B. TƯ LIỆU THAM KHẢO

Tình yêu quê hương, đất nước đi vào trong trang thơ vừa giản dị, vừa thiêng liêng. Dưới đây là những vần thơ như thế:

Có mối tình nào hơn thế nữa?

Ăn sâu lòng đất, thấm lòng người

Đượm lều tranh, thơm dậy ngàn khơi

Khi vui non nước cùng cười

Khi căm non nước với người đứng lên!

Có mối tình nào hơn thế nữa?

Nói bằng súng, bằng gươm sáng rền

Trộn hoà lao động với giang sơn

Có mối tình nào hơn Tổ quốc?

 

(Tình sông núi – Trần Mai Ninh)

Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuât.

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về…

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

… Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

Mỗi con sông đều muốn hoá Bạch Đằng…

(Chế Lan Viên)

                                    …Có nơi đâu đẹp tuyệt vời

                                    Như sông như núi như người Việt Nam…

(Lê Anh Xuân)

Xem thêm Đề văn nghị luận và lập ý cho bài văn nghị luận tại đây 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận