Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Đề văn nghị luận và việc lập ý cho nó

Đang tải...

Đề văn nghị luận và việc lập ý cho nó

Mục đích của bài học, giúp các em biết tìm hiểu đề và cách lập ý cho bài văn nghị luận.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Tìm hiểu đề văn nghị luận

1. Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận

– Nội dung của đề văn nghị luận: đề tài vặn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với vấn đề đó.

– Tính chất của đề văn nghị luận: có thể là ngợi ca, phân tích, khuyên nhủ, cũng có thể là phê phán, phản bác… Vì thế, để làm tốt bài văn nghị luận cần phải tìm hiểu kĩ đề bài để chọn lựa một phương pháp làm bài phù hợp.

a) Tất cả 11 đề văn nêu trong mục 1.1 SGK, trang 21 đều có thể xem là câu đầu đề (hay đề bài) của một văn bản (một bài viết), sở dĩ như vậy là vì tất cả các câu đầu đề nêu lên những vấn đê đề người viết (hoặc người nói) bàn bạc, thảo luận.

Có thể dùng một trong các đầu đề đó làm đề bài cho bài văn sắp viết. Điều này là hoàn toàn có thể.

b) Căn cứ để nhận ra các đề trên là đề văn nghị luận:

– Có nêu vấn đề để trao đổi, bàn bạc;

– Người viết phải có ý kiến riêng, phải có chủ kiến của mình đối với vấn đề được nêu ra.

c) Tính chất của đề văn nghị luận có ý nghĩa đối với việc làm văn là:

– Biết bàn bạc đúng vấn đê được nêu ra trong đê bài;

– Phải có phương pháp làm bài phù hợp để ngưòi đọc tin vào những ý kiến mà mình trình bày trong bài viết hoặc nói.

2. Tìm hiểu đề văn nghị luận

Yêu cầu của việc tìm hiểu để là phải xác định:

– Đúng vấn đề mà đề bài yêu cầu, đòi hỏi chúng ta bàn bạc, nêu rõ ý kiến riêng của mình. Có thể coi đây là việc xác định nội dung viết;

– Đúng phạm vi của vấn đề cần bàn bạc rộng hẹp, nông sâu đến mức nào. Đây chính là việc xác định giới hạn của vấn đề nêu ra trong đề bài.

– Cụ thể tính chất của bài làm văn giải thích, chứng minh hay bình luận. Đây là việc xác định cách thức trình bày bài viết.

a) Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ.

– Đề bài nêu vân đề: Không nên tự phụ, không nên tự đánh giá quá cao bản thân mình.

– Đối tượng và phạm vi nghị luận: bàn về việc không nên tự phụ, không nên tự cao, tự đại trong cuộc sống.

– Khuynh hướng tư tưởng của đề bài: khuyên can, nhắc nhỏ mọi ngưòi không nên tự phụ.

– Đề này đòi hỏi người viết phải có thái độ: phê phán tính tự phụ và khuyên nhủ mọi người cần phải biết khiêm tốn học hỏi để ngày càng tiến bộ.

b) Từ việc tìm hiểu đề trên, chúng ta rút ra kinh nghiệm: trước một đề văn, muốn làm bài tốt cần phải:

– Xác định đúng vấn để và phạm vi của vấn đề mà đề bài yêu cầu bàn bạc và bày tỏ ý kiến của mình;

– Xác định đúng tính chất của đề bài: ngợi ca, phê phán hay khuyên nhủ để có thể lựa chọn được cách viết thích hợp.

II. Lập ý cho bài văn nghị luận

Lập ý cho bài văn nghị luận là xác định những nội dung chính cho một bài viết. Bài văn nào cũng đòi hỏi phải có nội dung. Trong bài văn nghị luận, nội dung được tạo thành bởi:

– Luận điểm: là những ý kiến mà người viết đưa ra để bày tỏ quan điểm của mình và vấn đề được bàn bạc, trao đổi.

– Luận cứ: là những dẫn chứng, những con số, những sự kiện, … nhằm cụ thể hóa, làm sáng tỏ luận điểm.

– Lập luận: là việc liên kết các luận điểm, luận cứ thành một chuỗi mạch lạc, liên tục nhằm thuyết phục ngưòi đọc tin vào ý kiến của người viết

Như vậy, lập ý cho bài văn nghị luận là dựa vào đề bài để xác lập các luận điểm, cụ thể hóa luận điểm thành các luận điểm phụ, tìm luận cứ và cách lập luận cho bài văn sao cho phù hợp với bài văn đó.

Đề bài: Chớ nên tự phụ

1. Xác lập luận điểrn

Đề bài: Chớ nên tự phụ nêu ra một ý kiến, thể hiện một tư tưởng, một thái độ đối với thói tự phụ. Chớ nên tự phụ là một ý kiến hoàn toàn đúng, vì tự phụ là một thói xấu của con ngưòi, ai cũng cần tránh.

Bên cạnh luận điểm chính Chớ nên tự phụ, ta có thể nêu một số luận điểm phụ sau:

– Tự phụ làm cho con người trở nên kiêu ngạo.

– Tự phụ là thiếu tôn trọng người khác.

– Tự phụ không giúp cho con người tiến bộ.

2. Tìm luận cứ

Để lập luận cho tư tưởng Chớ nên tự phụ, thông thường người ta nêu các câu hỏi:

– Tự phụ là gì?

– Vì sao không nên tự .phụ?

– Tự phụ có hại như thế nào?

– Tự phụ có hại cho ai?

Tự phụ là một thói xấu bởi vì:

– Tự đánh giá quá cao về bản thân mình và đánh giá quá thấp những người khác.

– Khiến mọi người xa lánh, không muôn gần gũi, gắn bó.

– Vì thế không hợp sức được với người khác trong công việc.

Sau khi nêu những luận cứ này, các em có thể dẫn những dẫn chứng trong học tập, trong cuộc sông sinh hoạt hằng ngày để minh họa.

3. Xây dựng lập luận

Để bày tỏ việc tán thành ý kiến nêu trồng đề bài Chớ nên tự phụ, có thể lập luận theo trật tự sau:

– Thế nào là tự phụ?

– Những biểu hiện cụ thể của tự phụ.

– Tác hại của thói tự phụ.

– Liên hệ với đời sống.

– Khẳng định: tự phụ là thói xấu, cần phải tránh.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.

1. Mở bài

Sách là món ăn tinh thần không thể thiếu. Cơm ăn, nước uống giúp ta lớn lên về thể chất; sách vở nuôi dưỡng, giúp ta lớn lên về trí tuệ, về tâm hồn.

2. Thân bài

– Sách giúp ta hiểu biết và khám phá:

+ Sự bí ẩn của thế giới tự nhiên.

+ Sự phong phú, tinh tế của đời sống tâm hồn con người.

– Sách giúp ta tích lũy:

+ Kinh nghiệm sống.

+ Kinh nghiệm đối nhân xử thế.

– Sách giúp ta vượt qua:

+ Thời gian để hiểu về quá khứ, biết đến hiện tại và dự đoán được tương lai.

+ Không gian đến với tất cả những mảnh đất khác nhau trên thế giới.

– Sách như người bạn đem lại cho ta:

+ Niềm vui của sự hiểu biết và khám phá.

+ Chia sẻ nỗi buồn bằng những lời thủ thỉ, tâm sự.

3. Kết bài

Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý.

Xem thêm Đặc điểm của văn bản Nghị luận tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận