Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Đặc điểm của văn bản nghị luận

Đang tải...

Đặc điểm của văn bản nghị luận

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Mỗi bài văn nghị luận đều phải có luận điểm, luận cứ và lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.

2. Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán. Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khôi. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

3. Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm. Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

4. Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục.

Ví dụ : bài “Chống nạn thất học” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. (Các em xem lại bài “Tìm hiểu chung về văn nghị luận”).

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

Mỗi bài văn nghị luận đểu phải có luận điểm, luận cứ là lập luận. Trong một bài văn có thể có một luận điểm chính và các luận điểm phụ.

I. Luận điểm

Luận điểm, là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.

Luận điểm là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối.

Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục.

Trong văn bản Chống nạn thất học.

– Luận điểm chính của bài viết là: chống nạn thất hộc.

– Luận điểm đó được nêu ra dưới dạng một khẩu hiệu và được cụ thể hoá thành những câu văn: Mọi ngưòi Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiên thức mới* để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ.

– Luận điểm chính đó được triển khai thành các luận điểm cụ thể là:

+ Những người đã biết chữ dạy cho những người chưa biết chữ.

+ Những ngưòi chưa biết chữ hãy gắng sức học cho biết.

+ Phụ nữ càng cần phải học.

– Luận điểm đóng vai trò thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết trong bài văn nghị luận.

– Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải đạt những yêu cầu sau:

+ Đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế;

+ Rõ ràng, được trình bày theo lô-gíc, trình tự hợp lí, mạẹh lạc.

II. Luận cứ

Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, dẫn đến luận điểm như là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

Luận cứ trả lời cho các câu hỏi:

+ Vì sao phải nêu ra luận điểm?

+ Nêu ra để làm gì?

+ Luận điểm ấy có đáng tin cậy không? ,

Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục.

Những luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học là:

– Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam bị mù chữ, nước Việt Nam không tiến bộ được.

– Nay chúng ta giành được độc lập, cần phải nhanh chóng nâng cao dân trí để xây dựng đất nước.

Những luận cứ trên đóng vai trò làm sáng tỏ luận điểm, cụ thể là ở đây trả lời cho câu hỏi: Vì sao phải chống thất học?

Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải đạt các yêu cầu sau:

+ Chân thật, đúng đắn, tiêu biểu;

+ Chật chẽ, sinh động.

III. Lập luận

Lập luận là cách lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ sao cho chúng trở thành cơ sỏ vững chắc của luận điểm.

Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục. Trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học là:

– Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học;

– Chống thất học để làm gì;

– Chống thất học bằng cách nào.

C. HƯỚNG DẨN LUYỆN TẬP

Trong văn bản cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội:

– Luận điểm của bài là: cần tạo thói quen tốt trong đời sống xã hội.

– Luận cứ: Có thói quen tốt và thói quen xấu.

+ Thói quen tốt là: luôn dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách.

+ Thói quen xấu là: hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi,..

– Lập luận:

Trình bày lập luận của văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội là:

+ Nêu các thói quen tốt;

+ Phân tích tác hại của các thói quen xấu;

+ Kêu gọi mọi ngưòi tạo ra thói quen tốt.

Như vậy, từ việc phân tích tác hại cụa thói quen xấu, tác giả nhắc nhở mọi người hãy tạò ra thói quen tốt để tạo ra nếp sông văn minh cho xã hội.

Sức thuyết phục của văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội: luận điểm cần tạo thói quen tốt trong đời sông xã hội là một luận điểm đúng đắn, có thật trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Luận điểm này đã đáp ứng được nhu cầu của thực tế: thói quen có thói qụen tốt và thói quen xấu; thói quen xấu gây nên những tác hại cho xã hội; kêu gọi tạo ra thói quen tốt để xây dựng nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. Các luận cứ mà tác giả đưa ra rất thuyết phục bởi nó chân thực và rất đời thường như hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự, vứt rác bừa bãi (vỏ chuối, cốc vỡ, chai vỡ).

Xem thêm Câu rút gọn – Văn 7 tại đây 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận