Giúp em học tốt Ngữ Văn 7 – Tục Ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Đang tải...

Tục Ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

A. TỤC NGỮ

– Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, có ý nghĩa hàm súc, thể hiện những kinh nghiệm về tự nhiên, lao động, con người và xã hội, do nhân dân lao động sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế kỉ.

– Kho tàng tục ngữ Việt Nam gồm hai mảng lớn:

Tục ngữ về tự nhiên và lao động sản xuất là những kinh nghiệm lâu đời và có tính chất tập thể rút ra trong quá trình quan sát các hiện tượng thiên nhiên, quá trình dùng sức người biên đổi thiên nhiên, quá trình xây dựng kĩ thuật sản xuất.

Tục ngữ về con người và xă hội giúp chúng ta có thể hiểu nhân dân ta trong những thời kì lịch sử trước đây đã sống và đấu tranh như thế nào? Có những tập quán, thị hiếu gì?

Xét về cả nội dung và hình thức, tục ngữ vừa là một thể loại của sáng tác nghệ thuật dân gian, vừa là lối nhận thức đặc biệt của con người, dựa trên cơ sở của tư duy trừu tượng.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI 

1. Câu hỏi 1 + 2 (SGK, trang 4)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ các câu tục ngữ và phần chú thích trong SGK đế hiểu các từ ngữ khó.

Xác định nội dung khái quát của từng câu. Từ đó tìm ra điểm chung giữa chúng. Đó là cơ sở đế chia nhóm. Có thể có nhiề.u cách chia khác nhau dựa trên những tiêu chí khác nhau. Hãy chọn cách chia hợp lí nhất.

b) Gợi ý trả lời

Tám câu tục ngữ có thể được chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất gồm các câu 1, 2, 3, 4 (Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mười chưa cười đã tối; Mau sao thì nắng /vắng sao thỉ mưa; Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ; Tháng bảy kiến bò/chỉ lo lại lụt) là những câu tục ngữ về thiên nhiên (thời tiết, khí tượng…). Nhóm thứ hai là những câu đúc kết kinh nghiệm lao động sản xuất, gồm các câu còn lại 5, 6, 7, 8 (Tấc đất tấc vàng; Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền; Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống; Nhất thì, nhì thục.)

2. Câu hỏi 3 (SGK, trang 4)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Bám sát văn bản để hiểu đúng nội dung của từng câu tục ngữ. Có thể liên hệ với kiến thức địa lí (phần về khí hậu, các hiện tượng thời tiết); kinh nghiệm thực tế của ông bà, cha mẹ, bản thân… để đối chiếu và xác định cơ sở cũng như ý nghĩa thực tiễn của những kinh nghiệm được nêu trong những câu tục ngữ này. Tuy nhiên, không nên so sánh, đánh giá một cách quá máy móc. Bởi vì cảc câu tục ngữ này ra đời từ lâu, là những kinh nghiệm dân gian, chỉ có giá trị trong những hoàn cảnh và thời điểm nhất định.

b) Gợi ý trả lời

Bốn câu đầu:

– Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

– Mau sao thì nang, vắng sao thì mưa

– Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

-Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt. 

đều là những kinh nghiệm về các hiện tượng thời tiết, khí hậu, quy luật tự nhiên của người xưa.

Câu đầu tiên có nghĩa là: Xét theo lịch âm thì ngày tháng năm dài, đêm ngắn và ngược lại ngày tháng mười ngắn, đêm dài. Sự khác nhau trong quy luật luân phiên ngày – đêm tại các thòi điểm trong năm bây giờ có thể dễ dàng được giải thích một cách khoa học trên cơ sở quy luật vận động xoay quanh mặt trời và tự quay quanh trục của trái đất kết hợp với kiến thức địa lí vể vị trí của nước ta (nằm gần xích đạo). Nhưng, do được ra đời từ rất lâư, câu tục ngữ này có lẽ chỉ đơn thuần là những quan sát thực tế của ngưòi nông dân xưa về một hiện tượng có tính quy luật lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác.

Câu Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa cho biết, nếu quan sát bầu tròi đêm hôm trước thấy nhiều sao thì hôm sau sẽ nắng còn nếu ít sao thì hôm sau sẽ có mưa. Phải chăng điều này liên quan đến mật độ mây: trời ít mây sẽ thấy nhiều sao đồng nghĩa với việc trời sẽ nắng còn trời nhiều mây, che lấp, khó nhìn thấy sao nghĩa là lượng hơi nước tích tụ nhiều, tất yếu dẫn đến mưa?

Câu Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ dự đoán hiện tượng bão sắp xảy ra: khi trên trời xuất hiện những đám mây vàng rực (như mỡ gà) nghĩa là tròi sắp dông bão, cần phòng chống, bảo vệ nhà cửa, của cải.

Khi nói Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt, ai cũng hiểu điều đó có nghĩa: hiện tượng kiến bò nhiều vào tháng bảy là điểm báo sắp có lụt. Cơ sở khoa học của kinh nghiệm này là: kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm vối những thay đổi của thời tiết, khí hậu. Khi trời sắp có mưa to, kéo dài gây lũ lụt, kiến sẽ bò từ trong tổ ra, di chuyển hàng đàn lên những khu vực cao để tránh lụt. Thêm nữa, tháng 6, tháng 7 vốn là mùa mưa ở miền Bắc nước ta, do vậy hiện tượng kiến bò nhiều vào thời điểm này càng khẳng định chắc chắn lũ lụt sẽ xảy ra.

Nói tóm lại, cả bốn câu tục ngữ trên đều là những kinh nghiệm được ông cha ta đúc kết dựa trên những quan sát thực tế cũng như những suy luận vê thời tiết khí hậu. Những kinh nghiệm quý báu ấy thậm chí cho đến nay vẫn có thể áp dụng và còn nguyên giá trị thực tế. Sự hiểu biết về quy luật ngày ngắn, đêm dài hay ngày dài – đêm ngắn ở các thời điểm khác nhau sẽ giúp chúng ta chủ động hơn trong việc sắp xếp công việc hợp lí và hiệu quả, dự đoán trước những hiện tượng, nắng, mưa, bão gió, lũ lụt… không chỉ giúp con người có kế hoạch phòng tránh, bảo vệ nhà cửa, vật nuôi, ruộng vườn… mà còn có thể dựa vào đó mà thực hiện những hoạt động sản xuất nông nghiệp, mùa vụ sao cho có lợi nhất… Tuy không phải những kinh nghiệm này lúc nào cũng tuyệt đối đúng nhưng nó đã thực sự có giá trị thực tiễn rất lổn trong cuộc sông và lao động, nhất là đối vói những người nông dân Việt Nam luôn luôn “trông trời, trông đất, trông mây” để chăm lo cho mùa vụ của mình.

Câu 5: Tấc đất, tấc vàng

Cần hiểu “vàng” trong câu tục ngữ này có nghĩa đại diện, hoán dụ. Câu tục ngữ vì thế có thể hiểu rằng đất có giá trị rất lớn, đất được coi như vàng, quý như vàng.

Cơ sở của kinh nghiệm chính là sự đôi sánh: một tấc đất – một tấc vàng, lấy giá trị rất lớn của vàng để làm nổi bật sự quý giá của đất. Câu tục ngữ ngắn gọn nhưng có sức hàm chứa lớn. Đó có the hiếu là lòi phê phán đối với hiện tượng sử dụng lãng phí đất; cũng có thể là lòi trầm trồ khen ngợi trước một vùng đất giàu có, trù phú, có điều kiện tốt, làm ăn, trồng trọt dễ dàng, thuận lợi…

Đây không chỉ là một kinh nghiệm mà còn là một tư tưởng của người xưa: đất đai là vô cùng quý giá bởi nó là nơi sinh sống, là phương tiện sinh sông của con người. Nó là nguồn tài nguyên không bao giờ vơi cạn nếu con người biết sử dụng hợp lí và hiệu quả. Từ bao đời nay, cha ông ta đã phải đổ bao mồ hôi, nưốc mắt và cả máu để gìn giữ, khai phá đất đai. Vì thế, mỗi tấc đất lại càng quý, như những tấc vàng.

Tư tưởng này cũng được diễn tả trong câu ca dao:

Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang

Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.

Câu 6: Nhất canh trí, nhị canh viên, tam canh điền.

Câu tục ngữ này nói về thứ tự lợi ích kinh tế do các nghề đem lại. Nghề đem lại lợi ích nhiều nhất là nghề nuôi cá, sau đó là nghề làm vườn và cuối cùng là làm ruộng.

Mặc dù đây là kinh nghiệm được rút ra trên cơ sỏ thực tế nhưng có lẽ đó là sự đúc kết của những người dân đồng bằng Bắc bộ. Đối với mỗi vùng: với điều kiện tự nhiên khác nhau, thứ tự lợi ích giữa các nghê này chắc chắn sẽ khác. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, câu tục ngữ đề cao lao động, để cao các ngành nghề nông nghiệp, đồng thời khuyên con người ta phải biết khai thác hợp lí các điểu tự nhiên để làm ra của cải, chăm lo đời sống.

Câu 7: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

Câu tục ngữ khẳng định vai trò quan trọng (theo thứ tự) của bôn yếu tố cơ bản đối với nghề trồng lúa nước của nhân dân ta: quan trọng nhất là nước, thứ hai là phân, thứ ba là sự cần cù lao động và cuôì cùng là.giông lúa.

Cơ sở của kinh nghiệm này chính là thực tế trồng lúa nước hàng bao đời của người nông dân. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng thứ tự được sắp xếp trong câu tục ngữ chỉ là tương đốỉ. Muốn có một vụ mùa bội thu thì phải kết hợp hài hòa tất cả các yếu tô” trên. Vì thế mới có hàng loạt câu tục ngữ khác cũng khẳng định vai trò của từng yếu tố: Một lượt đất, một bát cơm; Không nước, không phân chuyên cần vô ích; Ruộng không phân, như thân không của; Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân…

Giá trị của câu tục ngữ này ở chỗ đã tổng kết được những yếu tố cần thiết nhất đổi với việc trồng lúa; vai trò, tầm quan trọng của chúng… từ đó giúp người nông dân có thể vận dụng vào thực tế lao động sản xuất của mình.

Câu 8: Nhất thì, nhì thục.

Câu tục ngữ nêu lên hai yếu tố: thòi vụ và sự chăm bón kĩ lưỡng đất đai trong việc trồng trọt, trong đó đề cao yếu tố thứ nhất (thời vụ).

Cơ sở thực tiễn của kinh nghiệm này là do ông cha ta từ xưa làm nông nghiệp còn phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, tự nhiên, khoa học kĩ thuật chưa phát triển. Do đó, nếu chăm bón, cày bừa tốt nhưng gieo trồng không đúng thời vụ, gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi thì có khi cũng thành công cốc, thất bại.

Rõ ràng, đây cũng là một kinh nghiệm quý báu trong sản xuất nông nghiệp được truyền từ thê hệ này sang thế hệ khác nhằm khuyên con người ta biết vận dụng, sắp xếp kế hoạch trồng trọt sao cho phù hợp với điều kiện tự nhiên để đạt hiệu quả cao. Đồng thời, câu tục ngữ cũng nhắc nhở rằng bên cạnh việc vận dụng điều kiện thời tiết, muốn thành công, người trồng trọt cũng không thể không chăm chỉ, cần cù, cẩn thận mà thành công được.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 5)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa vào những đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ mà SGK đã gợi ý để trả lòi câu hỏi này. Soi chiếu những nét chung đó vào từng trường hợp cụ thể.

b) Gợi ý trả lời

Tục ngữ là những câu nói đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta vê các hiện tượng tự nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội, được truyền từ đời này sang đời khác. Tương ứng với nội dung đó, nói chung, tục ngữ thường ngắn gọn, có vần vè, các vế thường đốì xứng nhau và thường được diễn đạt bằng một cách lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh.

Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất chúng ta được học, về cơ bản, đều rất tiêu biểu cho những đặc điểm nghệ thuật này.

Trước hết, đó là sự ngắn gọn. Trừ câu đầu tiên gồm 2 dòng: Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng mười, chưa cười đã tối, các câu còn lại đều là một câu ngắn. Các quan hệ từ không xuất hiện. Thay vào đó chỉ là những dấu phẩy ngắt nhịp, chia vế. Có những câu ngắn đến độ không thể ngắn hơn được nữa: Tấc đất, tấc vàng; Nhất thì, nhì thục. Độ nén cao độ của từ ngữ như vậy khiến cho những kinh nghiệm đó được truyền từ đời này sang đời khác một cách chính xác, dễ dàng, không gây hiểu lầm. Nội dung thông tin được đặc biệt tập trung nhấn mạnh.

Một đặc điểm nữa của tục ngữ là sự đối xứng cả về nội dung và hình thức. Mỗi câu, dù dài hay ngắn thường được chia làm hai vế đối nhau, đôi toàn vế và đối từng từ ngữ:

Đêm / tháng năm / chưa nằm / đã sáng,

Ngày / tháng mười / chưa cười / dã tối.

Ở đây có sự đổi xứng giữa câu trên và câu dưới; giữa đêm với ngày; tháng năm – tháng mười; chưa nằm – chưa cười; sáng – tối và cả sự tương phản trong nội dung: đặt hai hiện tượng trái ngược nhau ở bên cạnh nhau.

Xét câu 2: Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa và câu 5: Tấc đất, tấc vàng ta cũng thấy hiện tượng đối xứng chặt chẽ như vậy. Nghệ thuật đối không chỉ dừng ở bình diện từ ngữ: mau – vắng; mưa – nắng; mà còn ở cấp độ vế câu và nội dung (những hiện tượng đối lập nhau). Hai vế đối trong câu 5 lại có tác dụng như một sự so sánh tương ứng theo phương pháp đòn bẩy: lấy giá trị của tấc vàng so với tấc đât để làm nổi bật sự quý giá của tấc đất lên.

Cuối cùng, phải nói đến tính chặt chẽ trong lập luận và tính giàu hình ảnh trong diễn đạt của tục ngữ.

Bằng phương pháp so sánh, đôi xứng, tác giả dân gian tạo nên những lập luận thuyết, phục cho những kinh nghiệm được đúc kết của mình. Ví dụ câu 2 và câu 5: Nếu như giá trị của tấc vàng là sự “đảm bảo” cho giá trị của tấc đất thì cũng tương tự, hai hiện tượng mưa – nắng được rút ra từ hai dấu hiệu tương ứng mau sao – vắng sao có tác dụng như là hệ quả tất yếu của nhau.

Bên cạnh đó, cách diễn đạt cụ thể, sinh động, lối nói thậm xưng, ví von làm các câu tục ngữ trỏ nên dễ hiểu, dễ nhớ và có sức thuyết phục hơn do tính chất trực quan của nó: thời gian trong câu 1 được đo bằng giấc ngủ, nụ cười. Đó là những hình ảnh cụ thể, một thước đo rất độc đáo khiến người đọc có thể cảm nhận sự ngắn ngủi của thời gian một cách trực tiếp, ngay lập tức.

Cũng như vậy, trong câu 5, giá trị của đất được diễn đạt một cách cụ thể, dễ hình dung do được so sánh với thứ vật chất cụ thể là tấc vàng.

C. TƯ LIỆU THAM KHẢO

Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, mảng tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là một nội dung lớn, vô cùng phong phú. Sau đây là một vài ví dụ:

– Đầu năm sương muối, cuối năm gió nồm.

– Mống bên đông, vồng bên tây,

Chẳng mưa dây cũng bão giật.

– Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước 

– Lúa chiêm nép ở đầu bờ,

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.                                               

– Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.

– Đất thiếu trồng dừa, đất thừa trồng cau.

– Được mùa lúa, úa mùa cau.

– Được mùa vải, hại mùa nhãn.

Xem thêm Chương trình địa phương (phần tiếng Việt) – Văn 7 tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận