Vị hoàng đế cuối cùng – Các triều đại Việt Nam

Đang tải...

VỊ HOÀNG ĐẾ CUỐI CÙNG

Niên hiệu: Bảo Đại (1926 -1945)

Khải Định qua đời, Toàn quyền Đông Dương và Hội đồng phụ chính đã ký một bản “qui ước” ghi rõ: Trong khi vua còn ở nước ngoài, Hội đồng phụ chính được quyền thay mặt điều hành mọi việc triều đình, đồng thời từ nay chỉ những lệ định có liên quan đến điển lệ, ân thích, ân xá, tặng phong các hàm tước, chức sắc… thì do Hoàng đế ban dụ. Mọi việc khác đều thuộc quyền nhà nước Bảo hộ. Văn bản này còn sáp nhập ngân sách Nam triều vào ngân sách Trung Kỳ và mọi cuộc họp bàn của Hội đồng thượng thư phải do Khâm sứ Trung Kỳ chủ tọa. Như vậy là bằng văn bản trên, thực dân Pháp đã hoàn toàn thâu tóm mọi quyền lực của Nam triều ngay cả trên địa bàn Trung kỳ. Triều đình Huế chỉ còn là bộ máy tay sai do thực dân trả lương mà thôi.

Sau 10 năm đào tạo ở “Mẫu quốc”, ngày 16 tháng Tám năm 1932, Bảo Đại cùng triều quan, xuống tàu “Đác ta nhăng” (D’artagnan) về nước. Ngày 10 tháng Chín năm 1932, Bảo Đại ra đạo dụ số một tuyên cáo chấp chính và khẳng định chế độ quân chủ Nam triều. Văn bản này huỷ bỏ “Quy ước” ngày 6 tháng Mười một năm 1925 lập ra sau khi Khải Định mất. Năm sau (1933), Bảo Đại cho ban hành hàng loạt chính sách cải cách, thực chất chỉ là hình thức mị dân thôi.

Bảo Đại có một thú vị duy nhất là đi săn ở vùng cao nguyên miền Trung, nghỉ ngơi với mỹ nữ tại Đà Lạt cùng nhiều danh lam thắng cảnh khác. Do xếp đặt của thực dân Pháp, ngày 20 tháng Ba năm 1934, Bảo Đại cưới con gái một điền chủ Nam Kỳ, mang quốc tịch Pháp, theo Đạo Thiên chúa, tên là Mariette Jeanne Nguyễn Thị Hào, tức Nguyễn Thị Hữu Lan. Cuộc hôn nhân này càng khép chặt Bảo Đại hơn nữa vào vòng tay khống chế của Pháp. Đây là trường hợp thứ hai một ông vua nhà Nguyễn lập Hoàng hậu khi đương ngôi: Nam Phương Hoàng hậu.

Ngày 30 tháng Tám năm 1945. Sau 80 năm nô lệ, quần chúng cách mạng cả nước dưới sự lãnh đạo của Việt Minh và Hồ Chủ Tịch, dạy lên như vũ bão, trước hơn 5 vạn nhân dân thành phố Huế tập trung ỏ cửa Ngọ Môn, Bảo Đại tuyên bố thoái vị, trao ấn kiếm cho đại diện chính quyền Cách mạng, và tuyên bố “làm công nhân một nước tự do còn hơn là làm vua một nước nô lệ”.

Sau đó, công dân Vĩnh Thụy được Chủ tịch Hồ Chí Minh mời làm cố vấn cho Chính phủ lâm thời mới, hành lập. Năm 1946, trong chuyến đi cùng phái đoàn chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang Trung Quốc, Bảo Đại đã ở lại nước ngoài. Tháng Tư năm 1949 lại được đưa về nước tham chính nhưng Bảo Đại lại bị Ngô Đinh Diệm lật đổ. Tháng Mười năm 1956, Bảo Đại sang Pháp sống lưu vong. Để quên đi quãng đời hoạt động chính trị cay đắng, Bảo Đại đã tự giam mình 10 năm ròng (1956 – 1966) trong một ngôi nhà vùng Alsace, miền Đông nưốc Pháp, giữa những cánh rừng châu Âu, lấy săn bắn và suy ngẫm làm thú vui và giết thời gian.

Về sau ông lấy vợ nữa, bà Mô-ních (Monique Baudot). Bà là người phụ nữ Pháp rất hâm mộ và am hiểu văn hóa Việt Nam.

Năm 1972 họ họ sang sống ở Hồng Kông một thời gian, sau lại trở về sống trong một căn hộ chật hẹp gồm một phòng khách, một phòng ngủ và một phòng bếp tại 29 Fresnel, quận 16, thủ đô Paris, cách biệt với các bà thứ phi và các con cái ông. Buổi đầu ông cảm thấy như thế là được tự do gặp gỡ với các nhân tình và những bạn bè, tri kỷ. Nhưng càng về sau, lớn tuổi, nguồn tài chính cạn kiệt, ông mới cảm thấy cô quạnh. Sống chung với Monique, bà đầm sinh năm 1946 này độc chiếm ông, không cho ông gặp gỡ các bà vợ thứ và các con cái của ông cũng đang sông ở đất Pháp. Chẳng những thế, bà còn bắt cựu hoàng phải ra chính quyền làm giấy giá thú chính thức với bà (1982), phong cho bà danh hiệu Vương phi rồi Hoàng hậu và bà còn yêu cầu ông phải theo đạo Thiên chúa, tiến hành nghi lễ rửa tội ở nhà thờ với tên thánh là Jean Roberto.

Không có con có ở bên cạnh, không bà con thân thích đi lại, không bạn bè tâm sự, sống trong cô đơn nơi đất khách quê người, cựu hoàng không khỏi nhớ quê hương, nhớ những món ăn Huế. Nhưng bà vợ ngưòi Pháp không thể nào thỏa mãn được ước muôn nhỏ bé ấy của ông. Thương tình một người Việt Nam xa xứ, ông bà Văn Trạch (vốn là một người có hiệu chụp ảnh ở Huế trước kia, chưa hề chịu ơn huệ gì của cựu hoàng) thường mang những món Huế đến biếu cựu hoàng. Sáng sáng, chiều chiều cựu hoàng thường dắt một bầy chó ra dạo chơi ở vườn hoa Trocadéro ngay đầu đường Fresnel. Cuộc sống thật buồn tẻ nơi đất khách.

Bước sang năm 1996, ông không được khỏe, thị lực của đôi mắt kém dần. May mắn là trước khi ông mất bốn tháng, các bác sĩ Pháp đã giải phẫu có ông rất thành công. Nhiều đoàn thể và tổ chức chính trị cơ hội đến chúc mừng ông và mòi ông tham dự với tư cách cố vấn tối cao nhưng ông đều từ chối và nói:

“Xin cho tôi được sống và chết trong bình yên”. Tuy nhiên sang năm 1997, trước khi có hội nghị cao cấp lần thứ 7 các nước có sử dụng tiếng Pháp tại Hà Nội, ông có nhận lời nói chuyện về nước Việt Nam thòi Hoàng đế và nền văn hóa Pháp trong buổi bế mạc một hội nghị về các nước nói tiếng Pháp ở tỉnh Payrac hạt Lot et Dordogne, nơi có mộ phần của Hoàng hậu Nam Phương (chôn từ năm 1963). Đây là hội nghị gồm các nguyên thủ quốc gia và chính phủ có tác phẩm viết bằng Pháp ngữ (8-1997). Nhưng tiếc thay, trước ngày hội nghị Pháp ngữ này diễn ra gần 2 tháng thì ông bị ốm. Ông được đưa vào điều trị tại một bệnh viện Quân y nổi tiếng của thủ đô Paris. Sau một tuần chữa trị, bệnh tình của ông có khá lên và ông được chuyển ra một khu an dưỡng ở Orly (vùng ngoại ô Paris). Mấy hôm sau, bệnh của cựu hoàng tái phát và nặng hơn trước, cựu hoàng được đưa trồ lại bệnh viện quân y Val-de-grâce và đến 5 giờ sáng ngày 31 tháng Bảy năm 1997, vị hoàng đế cuối cùng Việt Nam đã mất trên đất Pháp, thọ 85 tuổi. Vì bà Monique không cho tất cả con cái và những người thân thích của hoàng đế đến gặp ông, nên trong phút lâm trung đó bên cạnh cựu hoàng chỉ độc nhất có mặt bà Monique.

Đám tang cựu hoàng Bảo Đại được tổ chức một cách lặng lẽ vào lúc 11 giờ ngày 6 tháng Tám năm 1997 tại nhà thờ Saint-pièrrede chaillot  số 35 đại lộ Marceau, quận 16, Paris và linh cữu cựu hoàng được mai táng tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadéro gần nhà cựu hoàng ở đưòng Fresnel Paris.

Như vậy từ thở các vua Hùng dựng nước, đến vị hoàng đế cuối cùng – Bảo Đại trị vì, nước ta trải hơn 40 năm lịch sử với những thăng trầm của hơn 20 triều đại, các ông hoàng, bà chúa.

Năm 1945 Cách mạng Tháng Tám thành công – vị hoàng đế cuối cùng thoái vị, chấm dứt thời kỳ phong kiến tập quyền lâu dài, lịch sử Việt Nam lật sang trang mới — hình thành một nước Việt Nam – Độc lập – Dân chủ.

File PDF

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận