Ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân – Bài tập Ngữ văn lớp 11 nâng cao.

Đang tải...

Bài tập Ngữ văn lớp 11 nâng cao.

I- BÀI TẬP

   1. Theo anh (chị), muốn có vốn hiểu biết về ngôn ngữ chung thì phải làm gì ?

   2. Bài tập 1, sách giáo khoa, trang 17.

   3. Trình bày cách hiểu của anh (chị) về nội dung câu tục ngữ Người làm sao bào hao làm vậy.

   4. Phân tích, làm nổi bật cách tác giả vận dụng ngôn ngữ chung vào việc tạo lập lời nói cá nhân, qua bài thơ sau đây :

CẢNH KHUYA

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,  

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.   

       Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,  

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.        

                                                                                             (Hồ Chí Minh)

II- GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

     1.Bài học đã nêu rõ muốn có vốn hiểu biết về ngôn ngữ chung thì phải thường xuyên học hỏi. cố hai cách học hỏi : học qua giao tiếp tự nhiên bằng kênh lời (rèn luyện kĩ năng nói và nghe) và học qua nhà trường, sách vở, chủ yếu bằng kênh chữ (rèn luyện kĩ năng viết và đọc).

     2. Về nội dung học nói trong câu tục ngữ Học ăn, học nói, học gói, học mở, cần chú ý :

      − Mọi hành vi có tính xã hội, con người đều cần phải học. Ngay cả ăn, vốn là một hành vi sinh học, nhưng trong đời sống xã hội, ta cũng phải học : học ăn (chẳng hạn : Ăn xem nồi, ngồi xem hướng – tục ngữ).

       −Hành vi sử dụng ngôn ngữ là hành vi hoàn toàn mang tính xã hội, ta càng phải học : học nói (hiểu rộng ra bao gồm cả học viết). Đó là học ngôn ngữ chung và cũng là học cách trau dồi lời nói cá nhân, như đã nêu ở Bài tập 1 trên đây.

     3.Về nội dung câu tục ngữ Người làm sao bào hao làm vậy, cần chú ý :

     − Bào hao (từ cổ) là tiếng gầm thét, là tiếng con người nói ra.

     − Câu tục ngữ thực chất đề cập đến mối tương quan giữa mỗi con người với lời nói cá nhân của họ (văn bản mang dấu ấn cá nhân của người tạo lập).

    4.Về bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh cần chú ý mấy điểm chính sau đây :

      − Dùng từ có sức gợi, sức liên tưởng phong phú, chẳng hạn từ lồng (gợi từ lồng và cảnh đêm trăng trong  Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm : Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm / Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông / Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng / Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu ; trong Truyện Kiều của Nguyễn Du : Gương nga vằng vặc đầy song ị Vàng gieo ngấn nước cây lồng bóng sân / Hải đường lã ngọn đông lân / Giọt sương gieo nặng cành xuân là đà / Một mình lặng ngắm bóng nga / Rộn đường gần với nỗi xa bời bời).

      − Tạo ra cấu trúc so sánh mới lạ, độc đáo ở câu đầu (so sánh với cấu trúc thông thường như ờ những câu : Cổ tay em trắng như ngà / Đôi mắt em sắc như là dao cau).

      − Dùng điệp ngữ cuối câu 3 và đầu câu 4 (chưa ngủ) như một nút thắt để dẫn đến một kết thúc vừa bất ngờ vừa hợp lí : Vì lo nổi nước nhà (lưu ý, trong hai đoạn trích Chinh phụ ngâm Truyện Kiều thì nàng chinh phụ hay nàng Kiều, trước một đêm trăng tuyệt đẹp, đều không ngủ, nhưng không ngủ là vì lo lắng cho duyên phận riêng tư – trong lòng xiết đâu, Rộn đường gần với nỗi xa bồi bời)

Xem thêm Luyên tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận