Văn mẫu lớp 3: Tả những âm thanh quen thuộc với em

Đang tải...

Đề bài: Em hãy tả những âm thanh quen thuộc với em

Bài làm 1

Làng em thuộc vùng duyên hải miền Trung, chạy dọc theo bờ biển hơn hai cây số. Hàng phi lao xanh biếc gồm hàng vạn cây tạo nên bức tường thành chắn gió bão và ngăn sóng. Trong làng, hầu như vườn tược gia đình nào cũng có vài ba khóm dừa trĩu quả.

Làng em vui nhất những buối chiều khi tàu thuyền đánh cá ngoài khơi trở về bến, đẹp nhất là những đêm trắng, nhưng em ấn tượng và xúc động nhất là lúc rạng đông ở quê nhà.

Những ngày đẹp trời, cảnh rạng đông vô cùng tráng lệ. Khoảng 5 giờ sáng, chân trời, mặt biển đã ửng hồng lên. Gió thổi mạnh, nước thuỷ triều lao xao liếm vào bãi cát, vỗ vào vách đảo rì rầm. Em tưởng như đang được nghe biến ru biến hát, lúc bống, lúc trầm. Tiếng phi lao reo vi vu như hoà cùng tiếng sóng. Em nghĩ ở trong trời đất bao la không có âm thanh nào êm đềm, tha thiết như tiếng reo của hàng phi lao làng em. Mùa hè, tiếng reo của phi lao làm mát rượi tâm hồn. Mùa đông, lòng người trở nên ấm áp khi nghe phi lao reo.

Độ 6 giờ sáng, mặt trời nhô dần lên ngấn biển. Ánh hồng bình minh chan hoà. Làng chài chuyến động. Khói bếp quyện lên. Tiếng gà gáy lan dài từ xóm dưới đến thôn trên. Các bà, các mẹ gánh cá đi chợ. Trên các nẻo đường, ngõ xóm, rậm rịch tiếng chân người, tiêng cười, tiếng nói, tiếng gọi nhau cất lên. Cái âm thanh ấy là nhịp sổng, là hơi thở làng chài quê em.

Ben cá buối rạng đông rộn ràng tiếng nói cười, tiếng giục giã hối hả. Buồm nâu được kéo lên. Tàu, thuyền nổ máy xé nước ra khơi. Tiếng hò, tiếng hát của ngư phủ ngân dài theo tiếng sóng. Hải âu từng đàn chao liệng, tiếng kêu lan xa…

Mặt trời lên cao dần. Những tia sáng vàng rực, đỏ khé như xua đuổi các đám mây. Trẻ em làng chài nối chân nhau, tay nắm tay rảo bước đến trường. Tiếng cười nói xôn xao, tíu tít. Cái âm thanh ấy sao đáng yêu thế! Cái âm thanh lúc rạng đông nơi làng chài quê em đã khắc sâu trong lòng em.

Tham khảo:  Tả cơn mưa rào mùa hè

Bài làm 2

Gà vừa cất tiếng gáy, mẹ em đã dậy nổi lửa, chuẩn bị cơm nước. Bố em đã ngồi uống nước vối ở bộ bàn ghế mây đặt cạnh cửa sổ.

Các chú gà của mọi nhà trong xóm thi nhau gáy dồn, gọi ông mặt trời, gọi bình minh. Tiếng lợn kêu ủn ỉn. Tiếng sừng trâu gõ lách cách vào cửa chuồng. Tiếng chip chip của bầy gà con, tiếng cạc cạc của đàn vịt… sao mà xôn xao, xúc động thế.

Độ 6 giờ rưỡi, ánh hồng rạng đông đã toả sáng đất trời. Cây xanh lá biếc ưót đẫm sương đêm trở nên lấp lánh như ngọc. Tiếng chim ríu rít gọi bầy. Chim sẻ từ các ngọn cau, dưới mái nhà kêu râm ran khắp các góc sân, góc vườn, lối ngõ. Vợ chồng chim chìa vôi đứng hót trên

cành mít. Bầy chào mào đậu trên cành xoan hót mãi, hót hoài không thôi. Tiếng chim hót nghe thật vui, thật ấm áp.

Khắp các ngõ xóm đường thôn, người đi làm đồng, người đi chợ, trẻ em đi học đông vui. Tiếng chuông chùa xa ngân buông.

Trong bộ đồng phục mới đẹp, em hân hoan rảo bước tới trường cùng các bạn. Tiếng trống trường em đã ngân dài. Chúng em reo lên trong muôn ngàn âm thanh của buổi bình minh.

Bài làm 3

Một ngày học mới bắt đầu, cổng trường em đã mở rộng, học sinh lần lượt cắp sách đến trường. Chợt vang lên tiếng Tùng!… Tùng!… Đó là tiếng gọi chúng em vào lớp của chiếc trống trường em đấy. 

Trống được treo trên một chiếc giá bằng gỗ đặt trước phòng bảo vệ. Thân trống hao hao giống cái chum đựng nước, giữa thân phình to ra, hai đầu khum lại vì nó được làm bằng những thanh gỗ uốn cong và ghép liền nhau bằng keo dán gỗ. Thân trống được sơn màu đỏ tươi, màu của sự mạnh mẽ và chiến thắng. Giữa thân có hai vòng đai thắt bằng mây. Nhờ có hai vòng đai này mà trông treo được trên giá, không phải để chạm đất. Hai đầu trông bịt bằng da trâu căng thật phẳng, ta còn gọi là. mặt trông. Hai mặt trống ở hai dầu là hai hình tròn phẳng đều nhau. Chúng đã cộng tác với thân trông và dùi trống để tạo ra âm thanh, một thứ âm thanh rất đỗi quen thuộc với chúng em. Tiếng trống vang xa, lúc rành rọt ba tiếng gọi học sinh vào lớp, lúc “xả hơi” vang một hồi dài báo hiệu giờ tan trường, lúc “cầm canh” theo nhịp “Cắc, tùng! Cắc, tùng! ” cho chúng em tập thể dục. 

Mỗi khi nghe tiếng trống, lòng em bỗng rộn ràng. Tiếng trống giúp thầy và trò trong nhà trường thực hiện đúng giờ giấc của buổi học. Trống là hiệu lệnh điều khiển các hoạt động của chúng em. Trống thắp sáng từng nụ cười rạng rỡ của chúng em ở dưới mái trường.

Ngày tháng trôi qua, em được lên lớp mới, được học trường mới và có bạn mới nhưng tiếng trống ngày ấy vẫn còn văng vẳng trong kí ức. Em xem trống như người bạn thân thiết của mình.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận