Unit 3 At home (Grammar) – Bài giảng Tiếng Anh 8

Đang tải...

Unit 3 At home

(Grammar)

 

1/ Retlexỉve pronouns (Đại từ phản thân)

* Các đại từ phản thân và đại từ nhản xưng chủ ngữ (Subject pronouns):

* Cách dùng:

a/ Chúng ta dùng đại từ phản thân khi nói về một hành động gây ra cho chính chủ ngữ. Trong cách dùng này, đại từ phản thân thường trực tiếp theo sau động từ. Ví dụ:

– Tom hurt himself falling off his bike.

(Tom bị thương khi ngã xe đạp. = Tom làm chính nó bị thương …)

– Mrs. Tam burned herself while she was frying fish.

(Bà Tâm bị bỏng trong khi đang chiên cá. = Bà tự làm mình bỏng …)

– ‘Who taught you to play the guitar?’ ‘Nobody. I taught myself.’

(‘Ai đã dạy bạn chơi đàn ghi-ta?’ ‘Không ai cả. Tôi tự học. = Tôi dạy chính tôi.)

b/ Chúng ta cũng dùng đại từ phản thân để nhấn mạnh chính người nào tự mình làm việc gì. Trong cách dùng này, đại từ phản thân có thể đứng sát sau chủ ngữ hoặc ở vị trí cuối câu. Ví dụ:

– Fiona said she herself saw that man take her motorbike.

(Fiona nói rằng chính mắt cô thấy người đàn ông đó lấy xe gắn máy của cô.)

– Lan is only thirteen, but she herself can cook a good meal.

(Lan chỉ mới mười ba, nhưng bạn ấy cỏ thể tự nấu một bữa ăn ngon lành.)

– ‘Can you help me with this homework, Dad?’ ‘No, you must do it yourelf? Bố có thể giúp con làm bài tập này nhé? ‘Không, con phải tự làm lấy.’)

– The workmen didn’t come, so Terry and Lisa had to repair the roof themselves. (Mấy người thợ không đến, thế nên Terry và Lisa phải tự sửa lấy mái nhà.)

c/ ‘Each other’ và đại từ phản thân: ‘each other’ có nghĩa là ‘lẫn nhau khi ta muốn nói hai người hoặc một nhóm người làm việc gì cho nhau. Hãy phân biệt cách dùng ‘each other’ và đại từ phản thân trong các ví dụ sau:

– Van looks at Mai and Mai looks at Van. They look at each other.

(Vân nhìn Mai và Mai nhìn Vân. Họ nhìn nhau.)

– Van and Mai are in íront of the mirror. They look at themselues.

(Vân và Mai đang đứng trước gương. Họ tự nhìn chính mình.)

– John writes to Ann and Ann writes to John. They write to each other. (John viết thư cho Ann và Ann viết thư cho John. Họ viết thư cho nhau.)

– Nobody else writes the letter. John writes it himself.

(Không ai viết lá thư đó. Chính John viết nó.)

2/ Modals: musị ha ve to. ought to (Động từ khiếm khuyết: must, have to, ought to)

1/ ‘Must’ and ‘Have to’: Chúng ta dùng ‘Must + bare infinitive’ hoặc ‘Have / Has to + infinitive’ khi muốn diễn tả người nào cần phải làm việc gì. Ví dụ:

– It’s late! We must go now!

Or: It’s late! We have to go now!

(Đã muộn rồi! Chúng ta phải đi bây giờ thôi!)

– I must go to the bank beíore it closes.

Or: I have to go to the bank before it closes.

(Tôi phải đến ngân hàng trước khi nó đóng cửa.)

– Jenny is a telephone operator. She must answer a lot of phone calls every day.

Or: … She has to answer a lot of phone calls every day.

(Jenny ỉà nhân viên trực tổng đài. Cô ấy phải trả lời nhiều cuộc gọi mỗi ngày.)

CHÚ Ý:

a/ Trong câu hỏi chúng ta dùng ‘Must + subject + hare infinitive?’ hoặc ‘Do/Does + subject + have to + infinitive?’. Ví dụ:

– Must I hand in my report by Thursday?

Or: Do I have to hand in my report by Thursday?

(Tôi phải nộp bản báo cáo trước thứ năm phải không?)

– Must my lawyer be present when we sign the contract?

Or: Does my lawyer have to be present when we sign the contract?

(Luật sư của tôi có phải có mặt khỉ chúng ta ký hợp đồng không?)

b/ Khi muốn diễn tả việc cần phải làm trong quá khứ hoặc tương lai, chúng ta dùng ‘Had to’ hoặc ‘Will have to’ thay vì dùng ‘Must’. Ví dụ:

– Last week, I was sick, so I had to stay home from school for two days. (Tuần trước tôi bị bệnh, thế nên tôi phải nghỉ học ở nhà hai hôm.)

– When you are in the 12th grade, you’ll haưe to study much harder for the final examination.

(Khi bạn học lớp 12, bạn sẽ phải học căng hơn nhiều để chuẩn bị thi cuối cấp.)

c/ Chúng ta dùng ‘don’t / doesn’t have to1 để diễn tả người nào không cần phải làm việc gì. Với tình huống quá khứ, chúng ta dùng ‘didn’t have to’, và với tương lai, chúng ta dùng (won’t have to. Ví dụ:

– You have to read this passage carefully, but you don’t have to learn it by heart.

(Các em phải đọc kĩ đoạn văn này, nhưng các em không cần phải học thuộc ỉòng.)

– Rita doesn’t have to work on the weekend.

(Rita không phải làm việc vào cuối tuần.)

– Yesterday was a national holiday, so we didn’t have to go to school.

(Hôm qua là một ngày lễ nghỉ, nên chúng tôi không phải đi học.)

– You can eat dinner by yourself. You won’t have to wait for me.

(Anh có thể ăn tối một mình. Anh không cần phải chờ tôi.)

2/ ‘Ought to’ and ‘should’: Chúng ta dùng ‘ought to + infinitive’ khi muôn diễn tả người nào nên làm việc gì. Ví dụ:

– You ought to stay in bed until you feel completely well.

Or: You should stay in bed until you feel completely well.

(Anh nên nằm nghỉ ngơi cho đến khi anh cảm thấy hoàn toàn khỏe.)

– Sheila ought to go on a diet. She’s getting fat.

Or: Sheila shoưld go on a diet. She’s getting fat.

(Sheila nên ăn kiêng. Cô ấy đang mập lên.)

– CHÚ Ý: Hình thức phủ định của ‘ought to’ là ‘ought not to + infỉnitive’. Tuy nhiên, người ta ít khi dùng hình thức phủ định và câu hỏi với ‘ought to’.

3/ Why – Because (Hỏi và đáp với: Tại sao – Bởi vì)

Chúng ta thường đặt câu hỏi ‘Tại sao?’ với cấu trúc như sau:

Why + auxiliary + subject + main verb + object?

(Why + trợ dộng từ + chủ ngữ + động từ chính + tân ngữ?)

Or: Why + ‘be’ + subject + adjective or adverb phrase?

(Why + ‘be’ + chủ ngữ + tính từ hoặc cụm trạng từ?)

Ví dụ:

– ‘Why does Viet stay up so late every night?’

‘Because he has to prepare for his examination.’

(‘Tại sao mỗi đêm Việt thức khuya thế? ‘Bởi vì bạn ấy phải chuẩn bị cho kì thi.)

– ‘Why didn’t you come to the last meeting?’

‘Because no one had told me about it.’

(‘Tại sao anh không đến dự cuộc họp vừa rồi?’ ‘Bởi vì không ai nói cho tôi biết.’)

– ‘Why is Lien often tired in the morning?’

‘Because she usually stays up late watching television.’

(‘Tại sao Liên thường hay mệt vào buổi sáng?’ ‘Vì cô ấy hay thức khuya xem truyền hình.)

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận