Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề thi số 9

Đang tải...

Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 9)

A. ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Một thiền sư trên đường hành hương đã gặp một cô gái trẻ đang đau khổ định tìm đến cái chết. Cô bị người yêu ruồng bỏ, suốt hàng tháng trời sau đó cô chỉ đắm chìm trong những kí ức về mối tình đã qua, cô cảm thấy cuộc đời không còn có ý nghĩa gì nữa. Không nói một lời, thiền sư đưa cho cố một cốc nước nóng bỏng. Cầm cốc nước trên tay, nóng quả không chịu nổi, cô gái đã buông nó ra. Thiền sư nói: “Cốc nước nóng quả phải không, hãy buông bỏ”. Chỉ giản dị vậy thôi nhưng cuối cùng cô gái đã bừng ngộ, từ bỏ ý định tự tử.

Ai trong đời cũng có quả khứ, tươi đẹp hay xấu xa, hạnh phúc hay khổ đau, vinh quang hay nhục nhã tủi hổ… Đừng quả đắm chìm trong quá khứ, cũng đừng lảng tránh nó, vì đối mặt với quả khứ là chìa khoá mở cánh cửa hạnh phúc. Hãy biết buông bỏ, hãy để gió cuốn đi những kí ức đau buồn, những kỉ niệm đắng caỵ, đừng để nó thành bóng ma ảm ảnh suốt cuộc đời ta, huỷ hoại cả hiện tại lẫn tương lai của ta. Hãy giữ lại chỉ những kí ức tươi đẹp để làm động lực cho ta tiếp tạc sống…

(Theo Internet)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Hình ảnh cốc nước nóng bỏng trong văn bản trên là ẩn dụ cho điều gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Vì sao cô gái lại bừng ngộ, từ bỏ ý định tự tử sau khi cầm trên tay cốc nước nóng bỏng? (1điểm)

Câu 4. Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIẾM)

Câu 1. (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị vể ý kiến được nêu trong văn bản ở phẩn đọc hiểu: “Đối mặt với quá khứ là chìa khoá mở cánh cửa hạnh phúc”.

Câu 2. (5 điểm)

Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước trích trường ca Mặt đường khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ nhận định: “Chất liệu văn hoá dân gian được sử dụng trong đoạn trích gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ”:

 

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

Đất Nựớc bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó…


B. HƯỚNG ĐẪN GIẢI ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIẾM)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận (0,5 điểm)

Câu 2. Hình ảnh cốc nước nóng bỏng là ẩn dụ cho quá khứ đau buồn về mối tình đã qua của cô gái. (0,5 điểm)

Câu 3. Cô gái bừng ngộ, từ bỏ ý định tự tử sau khi cầm trên tay cốc nước nóng bỏng vì cô nhận ra cốc nước ấy chính là ẩn dụ cho quá khứ đau buồn đã qua, quá khứ đó nếu cứ mãi cầm trên tay sẽ làm cô đau đớn, do đó cần phải biết buông bỏ. (1 điểm)

Câu 4. Thí sinh có thể lựa chọn một trong các thông điệp sau: (1 điểm)

– Đừng quá đắm chìm trong quá khứ, cũng đừng lảng tránh nó, vì đối mặt với quá khứ là chìa khoá mở cánh cửa hạnh phúc.

– Hãy biết buông bỏ, hãy để gió cuốn đi những kí ức đau buồn, những kỉ niệm đắng cay, đừng để nó thành bóng ma ám ảnh suốt cuộc đời ta, huỷ hoại cả hiện tại lẫn tương lai của ta.

– Hãy giữ lại chỉ những kí ức tươi đẹp để làm động lực cho ta tiếp tục sống, bởi như một câu châm ngôn nổi tiếng đã nói: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục, tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”.

Có nhiều thái độ ứng xử khác nhau đối với quá khứ: hoặc đối mặt, hoặc lãng quên, hoặc lưu giữ. Chọn thông điệp nào cũng cần có sự lí giải phù hợp.

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

“Đối mặt với quá khứ là chìa khoá mở cánh cửa hạnh phúc”.

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:

– Không quá đắm chìm trong quá khứ bởi nó đã trôi qua, không thể lấy lại, mặt khác đắm chìm trong quá khứ đau buồn sẽ khiến con người trầm cảm, mất niềm tin vào cuộc sống.

– Không lãng quên quá khứ vì đó là bài học quý giá, là hành trang tinh thần cho con người tiếp tục sống tiếp trong tương lai.

– Nhìn thẳng vào quá khứ, khống né tránh cũng không lãng quên, đó là cách để con người có được hạnh phúc.

Đoạn văn mẫu

Cuộc sống của bất kì ai cũng đều trải qua ba thời điểm quá khứ, hiện tại và tương lai, trong đó cách ứng xử với quá khứ là rất quan trọng. Có ý kiến cho rằng: “Đối mặt với quá khứ là chìa khoá mở cánh cửa hạnh phúc”. Quá khứ là những gì đã qua, quá khứ dù vui hay buồn, hạnh phúc hay khổ đau đều một đi không trở lại. Có người tìm cách lãng quên, né tránh quá khứ. Sống như vậy họ sẽ thành kẻ vô cảm, thậm chí là vô ơn. Có người lại quá đắm chìm trong quá khứ mà quên mất thực tại. Sống như vậy họ sẽ là người cô độc, lạc lõng, đánh mất mọi cơ hội để kiếm tìm hạnh phúc và thành công trong cuộc đời. Vì vậy, cách ứng xử hợp lí nhất là dũng cảm đối mặt với quá khứ, đặc biệt là những quá khứ sai lầm, đáng xấu hổ để rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm quý giá. Bạn học rất giỏi nhưng lại thi trượt đại học, hãy thẳng thắn nhìn nhận và sửa chữa những sai lẩm của bản thân, để thi đỗ vào năm sau. “Đối mặt với quá khứ”, đó là cách ứng xử đúng đắn nhất để con người đạt được hạnh phúc và thành công trong cuộc sống.

Câu 2. (5 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng kết cấu bài văn ba phần.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Bài viết cần đảm bảo các ý sau:

a) Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn thơ cần phân tích, nêu ỷ kiến trích dẫn.

Đất nước là đề tài quen thuộc của văn học Việt Nam, đặc biệt trong những năm tháng chiến tranh, hình ảnh đất nước lại càng trở thành nguồn cảm hứng vô tận của các văn nhân nghệ sĩ. Đất nước hoá thân trong dáng hình “tre Việt Nam” của Nguyễn Duy; đất nước vừa là văn nhân vừa là dũng sĩ “lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa” trong thơ Huy Cận,… Với đoạn thơ Đất Nước trích từ trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm đã góp thêm vào đê’ tài quen thuộc một hình tượng “Đất Nước của Nhân dân”, “Đất Nước của ca dao thần thoại”. Nét riêng của đoạn trích là ở “chất liệu văn hoá dân gian được sử dụng gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ”, tiêu biểu là ở chín câu thơ: “Khi ta lớn lên… có từ ngày đó”.

b) Thân bài

1. Giải thích

Chất liệu ván hoá dân gian là tục ngữ, ca dao truyền thuyết, truyện cổ tích… được sử dụng trong đoạn trích một cách khéo léo khi trực tiếp, khi gián tiếp, gợi ấn tượng vừa quen thuộc vừa mới lạ. Quen vì từ thuở ấu thơ mỗi người Việt Nam đã sống trong không khí vân hoá dân gian, cho nên trong mỗi người Việt Nam hết sức nhạy cảm với ca dao dân ca, cổ tích, truyền thuyết… Lạ vì nhà thơ không trích dẫn nguyên văn mà chỉ bắt lấy cái hổn của chất liệu văn hoá dân gian để gợi liên tưởng, suy ngẫm bay bổng trong tâm hồn người đọc. Chất liệu văn hoá dân gian đã làm nên nét riêng độc đáo trong đoạn thơ, thể hiện tài năng và tấm lòng tha thiết gắn bó của Nguyễn Khoa Điềm với văn hoá dân gian. (0,5 điểm)

2. Phân tích đoạn thơ

– Hai câu đầu trả lời câu hỏi: Đất nước có từ bao giờ?

Cụm từ “ngày xửa ngày xưa” gợi khoảng thời gian không xác định, mở ra một trường liên tưởng bay bổng phong phú trong tâm trí người đọc. Đó là cụm từ mở đẩu các câu chuyện cổ tích, khiến người đọc hình dung cội nguồn đất nước vừa bí ẩn, vừa gần gũi, đất nước như bước ra từ trong những câu chuyện cổ tích mà bà và mẹ vẫn thường kể bên bếp lửa hồng.

– Bảy câu sau trả lời câu hỏi: Đất nước hiện diện ở đâu?

Đất nước hiện diện trong “miếng trấu” bây giờ bà ăn, trong hình ảnh “dân mình biết trồng tre mà đánh giặc”, “tóc mẹ thì bới sau đầu”, “gừng cay muối mặn”, “cái kèo cái cột”, “hạt gạo”… Câu thơ “Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn” tưởng như phi lí bởi đất nước vốn là một khái niệm lớn lao trừu tượng, vậy mà lại hiện diện trong một miếng trầu nhỏ bé, nhưng lại rất hợp lý vì miếng trầu bà ăn hôm nay đã có lịch sử hơn bốn nghìn năm. Ta nhớ đến câu tục ngữ “Miếng trầu là đầu câu chuyện”; câu ca dao ngọt ngào “Trầu này trầu tính trẩu tình/ Ăn vào cho đỏ môi mình môi ta”; truyện cổ tích Trầu Cau thắm đượm tình nghĩa anh em vợ chồng thuỷ chung… Chất liệu văn hoá dân gian ở đây được sử dụng theo lối gián tiếp, gợi ra cả một thế giới văn hoá dân gian phong phú diệu kì… Hình ảnh “Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc” gợi nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đằng ngà chống giặc ngoại xâm. Câu thơ “Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn” gợi nhắc đến câu ca dao quen thuộc “Tay bưng chén muối đĩa gừng/ Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau” ngợi ca tình nghĩa vợ chổng thuỷ chung, son sắt…

– Khái quát nâng cao

Đất nước không ở đâu xa lạ mà hiện diện trong những sự vật bé nhỏ gần gũi xung quanh ta, trong phong tục tập quán, trong chiều sâu văn hoá dân gian, trong đức tính cần cù chăm chỉ, anh hùng, bất khuất mà tình nghĩa, thuỷ chung son sắt. Nguyễn Khoa Điểm đã “bình dị hoá” đất nước, đưa đất nước trở vể gần gũi quanh ta. Ngược lại những sự vật bình dị quanh ta như miếng trầu, hạt gạo,… bỗng trở nên thiêng liêng hơn bởi nó mang trong mình hơn bốn nghìn năm lịch sử dân tộc, kết tinh truyền thống cha ông từ ngàn đời.

3. Về nghệ thuật

Chất liệu văn hoá dân gian được sử dụng linh hoạt sáng tạo, chủ yếu sử dụng theo lối gián tiếp, gợi ấn tượng vừa quen thuộc lại vừa mới lạ, mở ra một trường liên tưởng bay bổng phong phú trong tâm trí người đọc.

c) Kết bài

Khẳng định lại chất liệu văn hoá dân gian là nét đặc sắc riêng của đoạn thơ, thể hiện tài năng và tấm lòng tha thiết gắn bó với văn hoá dân gian của Nguyễn Khoa Điềm.

Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 8 tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận