Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề thi số 6

Đang tải...

Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 6)

A. ĐỀ THI 

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

TRÁI TIM HOÀN HẢO

Tác giả: Khuyết danh

Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì chằng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đểu đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: “Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim tôi!”. Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lẫy ra và những mảnh tim khác được đắp vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:

– Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp vá đây sẹo và vết cắt.

– Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè… Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thỉ họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ. Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hi vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.

Chàng trai đứng ỵên với giọt nước mắt lẳn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trải tim đầy vết tích của cụ trao cho chàng trai. Çhúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.

Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói: “Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra.”

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại.”?

Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu: “Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh…”

Câu 2. (5 điểm)

Nhận xét về đoạn trích Đất Nước, có ý kiến cho rằng: Cái đặc sắc, độc đáo của đoạn thơ là sự cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp, nhiều bình diện và làm nổi bật tư tưởng: “Đất Nước của Nhân dân”.

Anh/Chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm để làm sáng tỏ nhận định trên:

                         “Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu

………….

                          Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.”

(Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)

B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIẾM)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: tự sự. (0,5 điểm)

Câu 2. Trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương. (0,5 điểm)

Câu 3. Tác giả quan niệm như vậy bởi vì tình yêu bản chất là sự cho đi không tính toán. Với họ, trao yêu thương đã là hạnh phúc rồi. (1 điểm)

Câu 4. Thí sinh có thể chọn một thông điệp phù hợp (Ví dụ: Thông điệp về cho – nhận, thông điệp về đức hi sinh…) và lý giải vì sao đó là thông điệp ý nghĩa. (1 điểm).

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:

– Giải thích câu nói (0,5 điểm)

+ Nghĩa đen

+ Nghĩa bóng

– Bình luận ý nghĩa rút ra từ câu nói. (1 điểm)

– Bài học rút ra. (0,5 điểm)

Đoạn văn mẫu

Câu chuyện kết thúc với câu nói đầy ý nghĩa: “Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh..Sau khi hiểu được vẻ đẹp của lối sống biết cho và nhận, anh thanh niên đã xé một mẩu từ trái tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầỵ vết tích của cụ trao cho chàng trai. Hành động đó là biểu tượng đẹp về sự san sẻ tình yêu thương cho nhau giữa chàng trai với cụ già nói riêng và con người nói chung. Một lối sống đẹp không phải là lối sống ích kỉ mà là lối sống dám cho và dám nhận. Dám cho đi tình thương mà không hề tính toán, dám chia sẻ những gì mình có cho người còn thiếu thốn. Chẳng hạn như chia sẻ với đồng bào miền Trung mỗi mùa bão lụt. Đồng thời, chúng ta cũng nên mở rộng tâm hồn, đón nhận tình cảm của người khác. Chỉ vậy, tâm hồn ta mới phong phú, tươi đẹp. Đó mới là cách ứng xử hài hoà giữa cho và nhận trong cuộc sống.

Câu 2. (5 điểm)

Yêu cầu về kĩ năng

– Biết cách làm bài văn nghị luận về một vấn để văn học, bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận.

– Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận.

– Bài viết mạch lạc, trong sáng, cảm xúc, khống mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

Yêu cầu về kiến thức

Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:

a) Mở bài (0,5 điểm)

Giới thiệu tác giả, đoạn trích và ý kiến trong đề bài. (0,5 điểm)

b) Thân bài (4 điểm)

1. Giải thích, bình luận ý kiến (0,5 điểm)

– Ý kiến đã chỉ ra được đúng đặc sắc về mặt nội dung của đoạn trích. Đó là tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.

– Tư tưởng này để cao vai trò của người dân trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thật ra đã có manh nha từ trong lịch sử xa xưa. Những nhà tư tưởng lớn, những nhà vân lớn của dân tộc đã từng nói lên nhận thức về vai trò của nhân dân trong lịch sử (Nguyễn Trãi, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Bội Châu) hoặc cảm thông sâu sắc với số phận của nhân dân, của mọi lớp người trong nhân dân (Nguyễn Du với Văn Chiêu hồn, Truyện Kiều). Đến giai đoạn chống Mĩ, tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” một lần nữa được nhận, thức sâu sắc thêm bởi vai trò và những đóng góp to lớn, những hi sinh vô vàn của nhân dân trong cuộc chiến tranh dài lâu và cực kì ác liệt này.

2. Chứng minh qua đoạn trích (3,5 điểm)

a) Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thể hiện ở hình thức nghệ thuật (1 điểm)

– Nhà thơ trước hết đã lựa chọn thể loại trường ca – một thể thơ có dung lượng lớn, quy mô đồ sộ để khắc hoạ tẩm vóc kì vĩ của đất nước trong những thời khắc thiêng liêng nhất của lịch sử.

– Tác giả cũng lựa chọn hình thức trữ tình là lời tâm tình đằm thắm của một người con trai với một người con gái…

– Trong đoạn trích, chất liệu văn hoá, văn học dân gian đã trở thành chất liệu cơ bản để xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng.

b) Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” thể hiện ở nội dung (2,5 điểm)

Khái niệm đất nước thường được hiểu trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn hoá trong mối quan hệ với con người. Mang tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”, Nguyễn Khoa Điềm đã khẳng định rõ trong đoạn trích này: địa lí là hoá thân cuộc đời nhân dân, lịch sử do nhân dân tạo thành và văn hoá cũng do nhân dân xây dựng trong quá trình sinh sống.

– Địa lí của nhân dân: Nguyễn Khoa Điểm đã gợi niềm tự hào về địa lí quê hương bằng cách gợi ra những danh lam, thắng cảnh, những di tích lịch sử, văn hoá của đất nước. Mỗi địa danh ấy đều gắn với một truyền thuyết, một huyền thoại do nhân dân lao động sáng tạo ra để giải thích nguồn gốc sự hình thành của nó…

– Lịch sử của nhân dân: Lịch sử của dân tộc là lịch sử của hai công cuộc: lao động dựng xây và chiến đấu giữ gìn, cả hai công cuộc đó đều do nhân dân làm nên…

– Văn hoá của nhân dân: Nhà thơ đã gợi ra một cuộc chạy tiếp sức, không ngừng nghỉ của mọi thế hệ nhân dân để nuôi dưỡng, bồi đắp, lưu truyền dòng chảy văn hoá để kết nối các thế hệ. “Hạt lúa”, “ngọn lửa” là biểu tượng văn hoá vật chất của nền văn minh lúa nước ở Việt Nam; “giọng nói”, “tên xã, tên làng” là biểu tượng thiêng liêng của văn hoá tinh thẩn…

c) Kết bài (0,5 điểm)

Kết luận lại về đoạn trích, ý kiến trong đề bài.

Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 5 tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận