Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 19

Đang tải...

Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 19)

A. ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Có mặt tại một số trường THPT trên địa bàn Hà nội trong giờ ra chơi, chứng kiến không ít gương mặt nữ sinh trang điểm lòe lẹt, tóc uốn lọn xoăn, chuốt mi, vẽ mắt. Không để ý đến bạn bè xung quanh, có em còn thản nhiên lôi gương, son môi ra tô như thể đong trong phòng riêng. Cũng có những bạn chỉ chỏ, bàn tản, nhưng dường như các bạn khác cũng đã quá quen với những hành động này.

(Trích bài chép của học sinh)

Câu 1. Có bạn chép bài báo “Nữ sinh đến trường trang điểm như đi dự tiệc” (Đặng Chung, báo Lao động, 18/2/2014) nhưng bị sai về  chính tả và diễn đạt. Anh/chị hãy sửa lỗi chính tả và diễn đạt trong văn bản trên. (1 điểm)

Câu 2. Văn bản trên được trình bày theo phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt chủ yếu nào? (1 điểm)

Câu 3. Văn bản trên nói về hiện trạng gì? Đặt một tiêu để cho văn bản đó. (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Anh/Chị nghĩ sao về việc hiện giờ có nhiều học sinh nữ trang điểm khi tới trường? Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ để bày tỏ ý kiến của anh/chị.

Câu 2. (5 điểm)

Ở Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên đất nước và với truyền thống văn hoá, lịch sử của dân tộc.

Qua Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Đoạn trích trong sách Ngữ văn 12), anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận xét trên.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIẾM)

Câu 1. (1 điểm)

– Sửa lỗi chính tả: Hà Nội, loè loẹt, chỉ trỏ.

– Sửa lỗi diễn đạt: Có mặt tại một số trường THPT trên địa bàn Hà Nội trong giờ ra chơi, chúng tôi chứng kiến không ít gương mặt nữ sinh trang điểm lòe loẹt, tóc uốn lọn xoăn, chuốt mi, vẽ mắt.

Câu 2. Văn bản trên được trình bày theo phong cách ngôn ngữ báo chí và phương thức biểu đạt tự sự. (1 điểm)

Câu 3.

– Văn bản trên nói vê’ hiện trạng nhiều học sinh trang điểm lòe loẹt khi tới trường.

– Tiêu để: Học sinh sành điệu, Sàn diễn trường học, Trang điểm lòe loẹt khi tới trường,…

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1.(2 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:

– Hiện trạng: Có nhiều nữ sinh mất nhiều thời gian chuẩn bị trang điểm trước khi tới lớp.

– Bình luận:

+ Mặt được: Các em đẹp hơn, năng động tự tin hơn, dám khẳng định mình hơn.

+ Mặt chưa được: Mất thời gian học, đi học muộn, tốn tiền,…

– Biện pháp: Học sinh chỉ nên trang điểm trong những dịp đặc biệt cần thiết như: khai giảng, liên hoan hay sinh hoạt, văn nghệ.

Đoạn văn mẫu

Với nhiều nữ sinh, họ không muốn đến trường với vẻ bể ngoài quá đơn giản mà ít nhất phải có chút phấn son hay quần áo hoặc phụ kiện đi kèm nổi bật để tự tin hơn trước bạn bè. Điều đó có nên không? Có người ủng hộ vì cho rằng việc các em trang điểm là dấu hiệu tốt. Các em đẹp hơn, năng động tự tin hơn, dám khẳng định mình hơn. Song đại đa số ý kiến thể hiện sự phản đối. Mọi người cho rằng việc trang điểm làm mất thời gian học, đi học muộn, tốn tiền mĩ phẩm. Hơn nữa, việc trang điểm cầu kì sẽ khiến các em dễ mất vẻ đẹp hồn nhiên, trong sáng. Đó là chưa kể đến, nhiều loại mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng bày bán tràn lan trên thị trường sẽ khiến da mặt mỏng manh, nhạy cảm của các em bị dị ứng, nứt nẻ… Việc học sinh trang điểm khi đi học không phải là hành động xấu nhưng chúng ta cũng nên biết chọn phong cách đơn giản, tự nhiên phù hợp với lứa tuổi của mình. Do đó, học sinh chỉ nên trang điểm trong những dịp đặc biệt cần thiết như: khai giảng, liên hoan hay sinh hoạt, văn nghệ. Còn những ngày bình thường nên sử dụng những loại mỹ phẩm dưỡng da nhẹ nhàng hoặc thoa son dưỡng môi chống nẻ, tránh những kiểu trang điểm loè loẹt không phù hợp.

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng bài văn với bố cục gồm ba phần.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

a) Mở bài

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? và ý kiến trong bài: Ở Hoàng Phủ Ngọc Tường, lòng yêu nước, tinh thần dân tộc thường gắn với tình yêu sâu sắc đối với thiên nhiên đất nước và với truyền thống văn hoá, lịch sử của dân tộc. (0,5 điểm)

b) Thân bài (4 điểm)

1. Giải thích, bình luận ý kiến

Đây là một ý kiến nhận xét chính xác về phong cách của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Tình yêu nước của Hoàng Phủ Ngọc Tường thể hiện trong tình yêu với thiên nhiên và con người quê hương ông, với xứ Huế thân thương.

2. Chứng minh qua đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

Tác phẩm thể hiện tình yêu sông Hương và xứ Huế với bút pháp đậm chất trữ tình. Qua đó, ta thấy được lòng yêu nước, tinh thần dân tộc của tác giả.

Dòng sông xinh đẹp và đa cảm

– Sông Hương vùng thượng lưu:

+ Sông Hương nhìn từ thượng nguồn tựa như bản trường ca của rừng già (rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt…, cuộn xoáy như những cơn lốc…, dịu dàng và say đắm…).

+ Sông Hương hiện ra tựa như “cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại”. Nhưng cũng chính rừng già nơi đây cũng đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng già nó trở thành người mẹ phù sa của vùng văn hoá xứ sở.

– Sông Hương ở phần ngoại vi thành phố:

+ Lúc này, sông Hương được ví “như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng” được “người tình mong đợi” đến đánh thức. Đoạn văn thể hiện năng lực quan sát tinh tế và sự phong phú về ngôn ngữ hình tượng giúp nhà văn viết được những câu văn đẩy màu sắc tạo hình và ấn tượng: “Sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn”, “sắc nước trở nên xanh thẳm”, “nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách”, “dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé bằng con thoi”.

+ Rồi “giữa đám quần sơn lô xô ấy, là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm đổ sộ toả lan khắp cả một vùng thượng lưu”, vẻ đẹp ấy được tác giả chọn tả bằng một câu văn dài như ngân lên trong hồn người đọc, tạo một dư âm, một ấn tượng không thể phai mờ trong tâm trí người đọc. Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương như triết lý, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga từ bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà.

– Sông Hương khi chảy vào thành phố:

+ Qua thành phố, sông Hương trôi thật chậm, thực chậm, “cơ hồ chỉ còn là một mặt hồ yên tĩnh”. Tác giả so sánh với dòng chảy tốc hành của sông Nê-va để thấy quý hơn điệu chảy lặng lờ của sông Hương khi ngang qua thành phố, nhìn nó như là sự “vấn vương của một nỗi lòng”. Điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế ấy thật hợp cảnh hợp tình với những ngôi chùa cổ, những lăng tẩm uy nghi của chốn kinh thành xưa.

+ Kiến thức âm nhạc được tác giả huy động với liên tưởng kỳ thú. Vì thế mà sông Hương trở thành “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya”. Theo cảm nhận của tác giả, sông Hương không chỉ mang trong mình vể đẹp văn hoá mà nó còn là môi trường sản sinh ra Truyện Kiểu

Niềm tự hào của văn hoá dân tộc.

+ Dường như sông Hương không muốn xa thành phổ: “Và rồi, như sực nhớ lại một điều gì chưa kịp nói, nó đột ngột đổi dòng, rẽ ngoặt sang hướng đông tây để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh… khúc quanh này thật bất ngờ… Đấy là nỗi vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu”. Sông Hương trở lại “để nói một lời thề trước khi về biển cả”. Cái khúc quanh bất ngờ ấy, trong cảm nhận đấy lãng mạn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trở thành nỗi vương vấn, thành chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu, là hành động chí tình của người con gái để gặp lại người tình.

Dòng sông đằm thắm, lắng sâu; kiên cường mạnh mẽ

– Vẻ đẹp sông Hương gắn với lịch sử dân tộc. Sông Hương không chỉ in dấu lịch sử, song hành cùng lịch sử mà còn chứa đựng lịch sử của riêng nó – một lịch sử hào hùng và dữ dội, bất khuất và đớn đau.

– Vẻ đẹp sông Hương với cuộc đời và thơ ca, nghệ thuật. Sông Hương tạo cảm hứng để ta sáng tạo ra tà áo dài Huế. Không chỉ vậy, sông Hương còn là cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm thơ ca, âm nhạc. Toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế đã được sinh thành trên mặt nước của dòng sông.

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Bài kí kết thúc bằng cách lí giải về cái tên của dòng sông, nhấn mạnh bằng một huyền thoại mĩ lệ, mang đến cho tác phẩm sắc màu lãng mạn. Đó là chuyện về cư dân hai bên bờ sông nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước thơm tho mãi mãi. Huyền thoại về tên dòng sông đã nói lên khát vọng của con người nơi đây muốn đem cái đẹp và tiếng thơm để xây đắp văn hoá, lịch sử, địa lí quê hương mình.

Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 18 tại đây. 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận