Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 18

Đang tải...

Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 18)

A. ĐỀ THI 

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM) 

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu bên dưới:

LẮNG NGHE MÀU DÂN TỘC

Tháng 6 – 2012, dự án truyền thông mang tên “Tôi xê dịch” của nhóm bạn trẻ Hà Nội ra mắt. Người sáng lập là Nguyễn Thu Hà, cô gái Hà Nội sinh năm 1991. Đó là một dự án phi lợi nhuận với mục đích tìm hiểu sâu về văn hoá dân tộc. “Tôi xê dịch” đã tổ chức nhiều chuyên đề thông qua một số chương trình tiêu biểu như: “Tham quan Hoàng thành Thăng Long và tìm hiểu văn hóa Hà Nội”, “Trò chơi dân gian Việt Nam”, “Cầu Long Biên”, “Màu dân tộc” (Tìm hiểu làng tranh Đông Hồ – Bắc Ninh),… Dự án tổ chức những tour tìm hiểu về vẫn hoá dán tộc, nghệ thuật dân gian Việt Nam để không chỉ thấy cái tối nhỏ bé của mình trong đời sống, mà còn phải tìm thấy màu dằn tộc trong nếp sống của giới trẻ…

(Theo báo Tuổi trẻ, ngày 23/5/2014)

Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm)

Câu 2. Hãy xác định câu chủ đề của đoạn văn bản. (0,5 điểm)

Câu 3. Trọng đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm)

Câu 4. Tiêu đề “Lắng nghe màu dân tộc” và cái tên “Tôi xê dịch” được sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu nào? Hãy viết khoảng 5-7 dòng nêu tác dụng của biện pháp tu từ này. (1,5 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIỀM)

Câu 1.(2 điểm)

Từ đoạn văn trên, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 200 từ) trình bày suy nghĩ của mình về dự án “Tôi xê dịch” và trách nhiệm của giới trẻ trong việc bảo tồn văn hoá dân tộc.

Câu 2. (5 điểm)

Trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân có đoạn:

Bà lão cúi đẩu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mối có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con và cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói vội “nàng dâu mới”:

– Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

Tràng thở đánh phào một cái (…) Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

(Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

 

Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng nhân vật bà cụ Tứ được miêu tả trong đoạn trích trên. Từ đó, nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí của Kim Lân.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỂ THI

I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIẾM)

Câu 1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí. (0,5 điểm)

Câu 2. Câu chủ đề của đoạn văn bản: “Tháng 6 – 2012, dự án truyền thông mang tên “Tôi xê dịch” của nhóm bạn trẻ Hà Nội ra mắt”. (0,5 điểm)

Câu 3. Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức biều đạt tự sự. (0,5 điểm)

Câu 4. Thí sinh cần nêu được các ý: biện pháp tu từ nổi bật là ẩn dụ ở hình ảnh “lắng nghe màu dân tộc” và “xê dịch”. Tác dụng: nhằm nói lên yẻ đẹp của văn hoá dân tộc và sự tiếp cận, tìm tòi của chúng ta với văn hoá dân tộc. (1,5 điểm)

Đoạn văn mẫu:

Biện pháp tu từ nổi bật trong tiêu đề văn bản và tên của dự án là ẩn dụ nhằm nói lên vẻ đẹp của văn hoá dân tộc và sự tiếp cận, tìm tòi của chúng ta với văn hoá dân tộc. Trong tiêu đê’ “lắng nghe màu dân tộc”, cụm từ “màu dân tộc” là cách nói giàu hình ảnh nhằm cụ thể hoá vẻ đẹp của văn hoá dân tộc. Vốn văn hoá ấy như những dải màu sắc rực rỡ và đa dạng đang làm đẹp cho bản sắc dân tộc ta. Để hấp thu được vốn văn hoá ấy, chúng ta phải “lắng nghe”. Có nghĩa là ta không chỉ tiếp nhận bằng mắt mà còn bằng nhiều giác quan khác, bằng sự đón nhận trong thế tĩnh. Và để đón nhận được, ta không chỉ ngồi yên mà phải “xê dịch”, phải có những hoạt động tìm tòi cụ thể. Đồng thời những hoạt động ấy còn để cho mọi người xung quanh hiểu vể văn hoá dân tộc.

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Yêu cầu về hình thức

Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:

– Suy nghĩ về dự án “Tôi xê dịch”: Đoạn văn đã ca ngợi một hoạt động của giới trẻ. Hoạt động này có ý nghĩa và sáng tạo trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

– Bài học: Xã hội, gia đình, bản thân mỗi thanh niên, thiếu niên cần nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị di sản, bản sắc văn hoá dân tộc để ứng xử bằng lòng tự hào dân tộc, bằng hiểu biết và niềm đam mê cái đẹp…

Đoạn văn mẫu

Dự án truyền thông mang tên “Tôi xê dịch” là một hoạt động của giới trẻ có ý nghĩa và sáng tạo. Dự án đã gửi tới các bạn trẻ thông điệp vê’ việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc. Đất nước đang trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là vấn đề quan trọng, ý thức của thanh thiếu niên Việt Nam trong vấn đề này là điều rất đáng quan tâm suy nghĩ. Bản sắc vân hoá là yếu tố quan trọng để khẳng định vị thế của dân tộc đó ở giữa cộng đồng thế giới. Thế hệ trẻ là những người nắm giữ tương lai của đất nước, bởi vậy, nâng cao ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc là một điều vô cùng cần thiết. Thanh thiếu niên Việt Nam cần làm sao để chất văn hoá Việt không mất đi, từ: cách sống, quan niệm, suy nghĩ, ở hoạt động, nói năng, ăn mặc, ứng xử… Tuy nhiên, hiện nay, trong một số bộ phận giới trẻ, dấu ấn của bản sắc ván hoá Việt Nam bị mờ nhạt, mà đậm nét lại là một thứ văn hoá ngoại lai hỗn tạp. Vì vậy, mỗi thanh niên, thiếu niên phải thực sự thấy được giá trị của ván hoá dân tộc. Gia đình, xã hội cũng phải chung sức, chung lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hoá dân tộc.

Câu 2. (5 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng bài văn với bố cục ba phần.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

a) Mở bài

Giới thiệu về Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt và tâm trạng bà cụ Tứ khi nghe Tràng giới thiệu vợ (0,5 điểm)

Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không mô tả kĩ hiện thực tàn khốc của nạn đói lúc bấy giờ mà tập trung thể hiện vẻ đẹp tinh thẩn ẩn giấu sau cái bề ngoài xác xơ vì đói khát của những người nghèo khổ. Trong ba nhân vật của truyện, bà cụ Tứ – mẹ anh Tràng gây được nhiều thiện cảm đối với người đọc hơn cả bởi tấm lòng nhân hậu rất đáng trân trọng.

b) Thân bài (4 điểm)

– Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng: Giữa những ngày đói, bà cụ Tứ cũng giống mọi người, lần hồi kiếm miếng ăn và lo lắng vì sự ám ảnh của cái đói thì anh Tràng – con trai bà bỗng nhiên nhặt được vợ. (0,25 điểm)

– Tâm trạng bà cụ Tứ: (3,25 điểm)

+ Lúc đẩu: Bà cụ không hài hước như đôi vợ chồng Tràng. Bà đã phải sống trong nỗi đau, vất vả, nuôi con khôn lớn. Và cũng chính cái kinh nghiệm từng trải, lòng ám ảnh của một quá khứ nặng nề với nhiều nỗi đắng cay và những băn khoăn của người làm mẹ. Bà cụ Tứ thấy được những dự cảm về nghịch cảnh éo le của việc hôn nhân, đặc biệt là một cuộc hôn nhân “vội vã” và trong cái thời điểm cũng chẳng ư là thích hợp. Và bà cụ cũng tự nghĩ rằng đó là một duyên kiếp không nên có: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này. Còn mình thì… biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”

+ Sau đó: Khi sự tình đã rồi, trước mắt bà là người con dâu, “mặt cúi xuống”, “tay vân vê tà áo đã rách bợt”. Và rồi bà cụ Tứ cũng chuyển cách nghĩ về việc có vợ là một cơ may: “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con.. câu văn nghe thật cảm động nhưng có chút gì nhoi nhói, một chút tủi hờn, ai oán số phận, nén cái cảm giác bất đắc dĩ trước việc đã bày ra trước mắt, hoà với chút rưng rưng, xao xuyến một niềm vui. Qua đó, ta lại càng thấy quý trọng người mẹ chồng này hơn khi bà nói nhẹ nhàng với nàng dâu mới: “Thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”.

+ Đánh giá chung: Bà cụ Tứ là hiện thân của nỗi khổ con người. Người mẹ ấy đã nhìn cuộc hôn nhân éo le của con thông qua toàn bộ nỗi đau khổ của cuộc đời bà. Bà lo lắng trước thực tế quá nghiệt ngã. Bà mừng một nỗi mừng sâu xa. Từ ngạc nhiên đến xót thương nhưng trên hết vẫn là tình yêu thương.

– Nghệ thuật miêu tả tâm tí của Kim Lân: Diễn tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với nhân vật… Nhờ diễn tả thật xúc động tâm trạng nhân vật, nhà văn giúp người đọc hình dung rõ hơn nghịch cảnh éo le của người lao động trong nạn đói. (1 điểm)

c) Kết bài

Kết lại về tâm trạng bà cụ Tứ và nêu cảm nghĩ của bản thân (0,5 điểm)

Hình ảnh bà cụ Tứ xứng đáng là ánh sáng le lói trong bóng tối bi thảm của truyện. Hình ảnh bà khiến người đọc rung cảm sâu sắc và làm cho giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt trở nên thấm thía hơn, cảm động hơn.

Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 17 tại đây. 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận