Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 17

Đang tải...

Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 17)

A. ĐỀ THI 

I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIẾM)

Đọc các đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

– Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 – 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 – 75%, đồng thời, nước quỵết định tới toàn bộ quả trình sinh học diễn ra trong cơ thể con người.

(Trích Vai trò của nước sạch với sự sống của con người, Nanomic.com.vn)

– Trong khi cả nước quyết liệt phòng chống dịch cúm gia cầm, thì nhiều người dân ở tỉnh Hậu Giang thiếu ý thức, vô tư vứt tràn lan xác gia câm chết xuống sông, kênh rạch, gây ô nhiễm môi trường, tăng nguy cơ lây  lan dịch bệnh…

(Theo Tịnmoitruong.vn, ngày 27/02/2014)

– Con kênh thuỷ lợi chảy qua xóm 4 (xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) đang bị ô nhiễm kinh hoàng vì rác thải thượng nguồn đổ về, người dân sống ở hạ nguồn con kênh không thể dùng nước sinh hoạt. Rác không được quỵ tập, xử lí đúng chỗ lấn chiếm cả đất nông nghiệp của người dân.

(Theo Tinmoitruong.vn, ngày 11/04/2014)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của các đoạn văn bản trên. (1 điểm)

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của các đoạn văn bản trên. (1 điểm)

Câu 3. Tìm câu chủ đề của đoạn văn bản số 1 và chuyển câu đó thành câu văn có sử dụng biện pháp tu từ. (1điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Từ những đoạn văn bản trên, anh/chị suy nghĩ gì về trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn nguổn nước sạch? Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị.

Câu 2. (5 điểm)

Người ta từng đặt cho Nguyễn Tuân danh hiệu “Người suốt đời đi tìm cái đẹp”. Hãy viết bài văn nêu cảm nhận của anh/chị về một “cái đẹp” được Nguyễn Tuân tìm kiếm, khám phá và thể hiện trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU (3 ĐIỂM)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của các đoạn văn bản. (1 điểm)

– Đoạn 1: Phong cách ngôn ngữ khoa học.

– Đoạn 2 và 3: Phong cách ngôn ngữ báo chí.

Câu 2. Xác định phương thức biểu đạt của các đoạn văn bản. (1 điểm)

– Đoạn 1: Phương thức thuyết minh.

– Đoạn 2 và 3: Phương thức tự sự.

Câu 3.

– Câu chủ đề của đoạn văn bản số 1 là: “Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy, con người không thể sống thiếu nước”.

– Chuyển nó thành câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Nước như một người bạn, nhưng cũng giống như một vị thần nắm giữ sự sống của chúng ta chi sau không khí, vì vậy, con người không thể sống thiếu nước. (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIẾM)

Câu 1.(2 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Đoạn văn cán làm rõ được trách nhiệm của bản thân trong việc giữ gìn nguồn nước sạch.

Đoạn văn mẫu:

Mỗi chúng ta — thế hệ trẻ — phải nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước và có những việc làm cụ thể để góp phần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm hiện nay ngay từ bây giờ. Chúng ta không làm ô nhiễm nguồn nước sông, suối qua việc vứt rác, xác động vật chết xuống nguồn nước, không dùng phân tươi làm phân bón; sử dụng thuốc trừ sâu đúng hướng dẫn. Cần hạn chế tối đa việc sử dụng các hoá chất gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi trường nước. Trong sinh hoạt, chúng ta sử dụng tiết kiệm nước, giảm lãng phí khi sử dụng nước vào các sinh hoạt như nước giội vào nhà vệ sinh, tắt vòi nước khi đánh răng; kiểm tra, bảo trì cải tạo lại đường ống, bể chứa nước để chống thất thoát nước; đùng lại nước bể bơi, nước mưa vào những việc thích hợp như cọ rửa sân, tưới cây… Ngoài ra, trong phạm vi có thể, chúng ta nên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các biện pháp giữ nước sạch trong cộng đồng dân cư để mọi người cùng nhận thức tầm quan trọng của nước sạch và cùng nhau hành động, sử dụng tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước. Hãy chung tay bảo vệ và giữ gìn nguồn tài nguyên vô cùng quý giá này cho hôm nay và cho thế hệ mai sau!

Câu 2 (5 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng bài văn với bố cục gồm ba phần

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Đây là dạng bài mở. Học sinh có thể tự chọn một “cái đẹp” được Nguyễn Tuân tìm kiếm, khám phá và thể hiện trong đoạn trích Người lái đò Sông Đà; như: hình tượng con sông Đà, hình tượng người lái đò sông Đà,… Dưới đây là hướng dẫn viết về hình tượng người lái đò sông Đà.

Bài văn cần làm rõ được các ý sau:

a) Mở bài

Giới thiệu về Nguyễn Tuân, tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” và hình tượng người lái đò sông Đà. (0,5 điểm)

Nguyễn Tuân là câỵ bút tài hoa, uyên bác, cả đời say mê tìm kiếm vẻ đẹp của cuộc sống. Một trong những sáng tác tiêu biểu của ông là tuỳ bút Người lái đò Sông Đà. Tác phẩm đã khắc hoạ vẻ đẹp đa dạng vừa hung bạo vừa trữ tình của con sông Đà và ca ngợi người lái đò giản dị mà kì vĩ trên dòng sông.

b) Thân bài (4 điểm)

– Lai lịch và ngoại hình người lái đò sông Đà (0,5 điểm)

– Người lái đò đã bảy mươi tuổi, làm nghề đò dọc mười năm liền và đã nghỉ làm nghề đôi chục năm.

– Người lái đò gây ấn tượng rất rõ nét ở ngoại hình: Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh, gò lại như kẹp lấy một cuống lái tưởng tượng, giọng ông ào ào như tiếng nước trước mặt ghềnh sông, nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đó trong sương mù.

1. Tính cách người lái đò sông Đà (3 điểm)

Sự từng trải

– Những nét tả ngoại hình của nhà văn cho thấy người lái đò thực sự là người từng trải, thành thạo nghề.

– Người lái đò còn là một linh hổn muôn thuở của sông nước này; ông làm nghề đò đã mười năm liền, trên sông Đà, ông xuôi, ông ngược hơn một trăm lẩn rồi, chính taỵ ông giữ lái độ sáu chục lẩn… Sự từng trải của người lái đò còn thể hiện, dòng sông Đà với bảy mười ba con thác nhưng ông đã lấy mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đinh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả các con thác hiểm trở. Hơn thế nữa, sông Đà đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông thuộc lòng đến cả những cái chấm than chấm câu và cả những đoạn xuống dòng.

Lòng dũng cảm

Nguyễn Tuân đưa nhân yật của mình vào ngay hoàn cảnh khốc liệt mà ở đó, tất cả những phẩm chất ấy được bộc lộ, nếu không phải trả giá bằng chính mạng sống của mình. Cuộc chiến đấu của người lái đò có thể chia thành ba chặng vượt vòng vây của thác nước, đá sông.

– Ở trùng vi thứ nhất: Vừa vào trận, sóng nước, đá sông hò la vang dậy, ùa vào bẻ gãy cán chèo võ khí, đá trái, thúc gối vào bụng, vào hông thuyền. Nước như đô vật túm thắt lưng ông đò rồi đánh miếng đòn độc, đánh vào chỗ hiểm. Nhưng ông đò cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp chặt cuống lái, mặt méo bệch đi. Trên con thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn và tỉnh táo của người cẩm lái, ông đò thực là một chiến sĩ dũng cảm, rất bình tĩnh nén mọi đau đớn để chiến thắng kẻ thù.

– Ở trùng vi thứ hai: Kẻ địch thay chiến thuật, chúng tăng thêm nhiều cửa tử. Cửa sinh bố trí lệch sang phía tả ngạn, lập lờ, bí hiểm hơn ở trùng vi trước, hòng đánh lừa con thuyền. Nhưng ông đò đã nắm chắc binh pháp của thán sông, thần đá thuộc quy luật phục kích của lũ đá. Ông “cưỡi lên thác Sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Nắm chặt được cái bờm sóng đúng rồi ông đò “ghì cương lái phóng nhanh vào cửa sinh, lái miết một đường chéo” con thuyên lướt nhanh, bất ngờ khiến cả bọn đá thuỷ quân không kịp trở tay, khiến “Cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng”. Ông đò — người chỉ huy ấy quả là thông minh, tài giỏi.

– Trùng vi thứ ba ít cửa hơn, bên phải, bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở ngay giữa con thác. Ông đò như một người chỉ huy dày dạn cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó “Vút vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng thuyên như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được, lượn được”. Bản hùng ca vượt thác lên đến cao trào. Con thuyền lướt nhanh trên đầu sóng, sóng nước của sông Đà. Trên con thuyền vun vút đó, chúng ta nhìn rõ hình ảnh người lái đò anh hùng vừa dũng cảm, thông minh vừa thật là tài hoa. Vậy là thác dữ đã không chặn bắt được con thuyền. Cuối cùng, vẫn là con người chiến thắng sức mạnh thần thánh của tự nhiên, vẫn là con người cưỡi lên thác ghểnh, xé toang hết lớp này đến lớp kia của trùng vi thạch trận, để những thằng đá tướng phải lộ sự tiu nghỉu, thất vọng, qua bộ mặt xanh lè. Người lái đò đã đè sấn được sóng gió, nắm chặt cái bờm sóng mà thuần phục sự hung hãn của dòng sông.

Nghệ sĩ tài hoa

Ở phần vĩ thanh của khúc ca vượt thác, nhà văn chuyển gam với mấy câu tả êm nhẹ câu kể thủ thỉ, tâm tình: “Dòng sông vặn mình vào một cái bến cát có hang lạnh. Sóng thác, xèo xèo tan trong trí nhớ. Đêm ấy, nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam và toàn bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh. Chả thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua”. Ở đây ta lại thấy thêm một vẻ đẹp nữa của những người lái đò, chèo đò. Họ anh hùng xiết bao, cuộc sống của họ là ngày nào cũng chiến đấu với sông Đà dữ dội để giành lấy sự sống từ tay những con thác, nên cũng “Không có gì là hồi hộp đáng nhớ”. Cái phi thường đã trở thành bình thường. Phẩm chất chiến sĩ đã hoà quyện với phong thái tài tử, nghệ sĩ.

2. Phong cách của Nguyễn Tuân khi xây dựng hình ảnh người lái đò sông Đà (1 điểm)

– Tài hoa, uyên bác: Khi tái hiện lại hình ảnh người lái đò, Nguyễn Tuân đã kết hợp nhiều phương tiện của nhiều ngành nghệ thuật: hội hoạ, điêu khắc, điện ảnh, âm nhạc, quân sự, võ học,… Khả năng diễn đạt và vốn ngôn ngữ của Nguyễn Tuân rất phong phú. Mỗi từ ngữ khi đưa vào câu văn dường như đã được chắt lọc, gọt giũa cẩn thận. Ông đã sáng tạo nên nhiều từ ngữ mới lạ, độc đáo.

– Quan điểm “suốt đời đi tìm cái đẹp”: Trong Người lái đò Sông Đà, con người được ví với khối vàng mười quý báu lại chỉ là những ông lái, nhà đò nghèo khổ, những người trên hình hài còn in hằn những dấu vết khắc nghiệt của công việc chở thuyền quá đỗi gian nan, cực nhọc, hiểm nguy. Và tất cả những người lái đò trong thiên tuỳ bút, không trừ một ai, đều làm lụng âm thầm, giản dị, tuyệt đối vô danh, vì tác giả nhất định không chịu nêu tên tuổi của người nào trong họ. Song Nguyễn Tuân cũng cho thấy những con người vô danh đó đã nhờ lao động, nhờ cuộc đấu tranh chinh phục thiên nhiên mà trở nên lớn lao, kì vĩ.

c) Kết bài

Kết luận lại về người lái đò sông Đà và nêu cảm nghĩ. (0,5 điểm)

Tác phẩm không chỉ ngợi ca vẻ đẹp kì vĩ, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc mà còn ca ngợi vẻ đẹp bình dị, anh hùng mà tài hoa của người dân lao động nơi đây. Qua đó, nhà văn Nguyễn Tuân bộc lộ tình yêu đất nước, niềm tự hào hứng khởi, gắn bó tha thiết với non sông Việt Nam.

Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 16 tại đây. 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận