Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 13

Đang tải...

Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 13)

A. ĐỀ THI

I. ĐỌC HIỂU(3 ĐIỂM) 

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất là giới trẻ Việt Nam rất dễ hùa và a dua theo những ngày lễ của phương Tây như Valentine, Halloween, Noel hay thậm chí là Thanksgiving ( Lễ tạ ơn của người Mĩ)… nhưng với những ngày lễ của dân tộc, đặc biệt là Tết nguyên đán thì họ lại cho rằng nhiều hủ tục, lắm phiền nhiễu làm giảm năng suất lao động và tốn kém.

Thực ra, những ngày lễ tết là cơ hội để thúc đẩỵ tiêu thụ và phát triển kinh tế. Riêng ngày lễ Tình nhân năm 2016, người Mĩ đã tiêu thụ hết 19,7 tỉ USD cho quà tặng của các cặp tình nhàn. Với các dịp lễ đoàn viên gia đình như Lễ tạ ơn và năm mới, con số tiêu thụ gấp khoảng chục lần. Người Mĩ rất chịu khó… nghỉ lễ và những dịp nghỉ lễ là cơ hội thúc đẩy họ kinh doanh, mua bán. Riêng trong mảng điện ảnh, mỗi nám Mĩ có khoảng hơn chục dịp nghỉ lễ khác nhau và mỗi dịp nghỉ lễ, Holywood đều có những bộ phim phù hợp để thu hút khản giả tàng hiệu suất phòng vé.

Việt Nam là một đất nước xuất phát từ nông nghiệp lúa nước, lễ hội cũng khá nhiều và nhiều lễ hội trong đó biến thành hủ tục cân bài trừ. Nhưng với Tết Nguyên đán, với tôi, việc gộp nó vào Tết Tây là một ý kiến phản văn hoá, phản truyền thống và thậm chí là vô cảm nếu xét theo ý nghĩa nhân văn.

Trong cơn lốc của phát triển kinh tế và chạy theo các giá trị văn hoá phương Tây, chúng ta càng ngày càng dễ dàng xem thường và từ bỏ các giá trị vẫn hoắ truyền thống, bởi nó cũ kĩ, lạc hậu và quê mùa.

(Nỡ nào đòi bỏ Tết cổ truyền, Tết của quê hương?, Tuổi trẻ Online)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. (0,5 điểm)

Câu 2. Phân tích thao tác lập luận của văn bản trên. (1 điểm)

Câu 3. Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào để chứng tỏ rằng “những ngày lễ tết là cơ hội để thúc đẩy tiêu thụ và phát triển kinh tế’? (0,5 điểm)

Câu 4. Theo em, tác giả có quan điểm như thế nào về việc gộp Tết Tây và Tết Nguyên đán? Quan điểm của em về vấn đề này như thế nào? (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIỀM)

Câu 1. (2 điểm)

Từ văn bản ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ, trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

Câu 2. (5 điểm)

Phân tích hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI

I. ĐOC HIỂU (3 ĐIỂM)

Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí/ phong cách ngôn ngữ chính luận. (0,5 điểm)

Câu 2. Thao tác lập luận chính là bác bỏ: Bác bỏ quan điểm muốn xóa bỏ Tết truyền thống của dân tộc vì cho rằng nghỉ lễ tết nhiều gây tốn kém, lãng phí và làm giảm năng suất lao động. Để bác bỏ quan điểm đó, tác giả đưa ra hai lí lẽ chính: lí lẽ thứ nhất cho rằng nghỉ lễ tết là cơ hội để thúc đẩy tiêu thụ và phát triển kinh tế; lí lẽ thứ hai cho rằng quan điểm muốn xóa bỏ Tết Nguyên đán là phản văn hoá, phản truyền thống và thậm chí là vô cảm, thể hiện tâm lí mải chạy theo các giá trị văn hoá phương Tây, càng ngày càng dễ dàng xem thường và từ bỏ các giá trị văn hoá truyền thống. (1 điểm)

Câu 3. Tác giả đã đưa ra các dẫn chứng cụ thể để chứng tỏ rằng “những ngày lễ tết là cơ hội để thúc đẩy tiêu thụ và phát triển kinh tế’ (0,5 điểm)

– Riêng ngày lễ Tình nhân năm 2016, người Mĩ đã tiêu thụ hết 19,7 tỉ USD cho quà tặng của các cặp tình nhân.

– Với các dịp lễ đoàn viên gia đình như Lễ tạ ơn và năm mới, con số tiêu thụ gấp khoảng chục lần.

– Riêng trong mảng điện ảnh, mỗi năm Mĩ có khoảng hơn chục dịp nghĩ lễ khác nhau và mỗi dịp nghỉ lễ, Holywood đều có những bộ phim phù hợp để thu hút khán giả tăng hiệu suất phòng vé.

Câu 4. Tác giả có quan điểm không đổng tình/ phản đối ý kiến gộp Tết Tầy và Tết Nguyên đán.

Thí sinh có thể đồng tình hoặc phản đối ý kiến gộp Tết Tây và Tết Nguyên đán nhưng cần có lí lẽ thuyết phục; không lặp lại ý của tác giả. (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1.(2 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Đoạn văn cần có các ý sau:

– Bản sắc văn hoá dân tộc là gì? Vì sao cần giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc?

– Biểu hiện của việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.

– Phê phán những hiện tượng đánh mất bản sắc văn hoá dân tộc, rút ra bài học cho bản thân.

Đoạn văn mẫu

Bản sắc văn hoá dân tộc là những nét riêng trong phong tục tập quán, lối sống, cách sinh hoạt, lời ăn tiếng nói của mỗi dân tộc. Trong thế giới phẳng hiện nay, việc giữ gìn bản sắc văn hoá là rất quan trọng bởi nó khẳng định tiếng nói riêng của dân tộc trên trường quốc tế. Với dân tộc Việt Nam, một dân tộc có bề dày văn hoá hơn bốn nghìn năm lịch sử, chúng ta có rất nhiễu nét đẹp cần lưu giữ. Thế nhưng hiện nay, có không ít bạn trẻ đã và đang đánh mất bản sắc của dân tộc, họ đua đòi học theo những lễ hội của phương Tây như Halloween, Noel mà lên tiếng chê bai những ngày lễ truyền thống của dân tộc, đặc biệt cho rằng Tết Nguyên đán là phiền nhiễu, lắm hủ tục. Là thế hệ tương lai của đất nước chúng ta cần trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc, chắt lọc những tinh hoa, loại bỏ những gì đã lạc hậu lỗi thời, học tập những nét đẹp văn hoá nhân loại, hoà nhập nhưng không hoà tan.

Câu 2. (5 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng kết cấu bài văn gồm ba phần.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Bài viết cẩn đảm bảo các ý sau:

a) Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hình tượng rừng xà nu. (0,5 điểm)

– Mỗi nhà văn hình như đều có duyên nợ với một vùng đất nào đó để thai nghén ra những tác phẩm để đời. Với Nguyễn Trung Thành, tuy quê gốc nhà văn ở miền biển nhưng những tác phẩm hay nhất của ông lại là những sáng tác viết về Tây Nguyên – vùng đất đỏ badan hùng vĩ, nơi có những con người nồng hậu, thuỷ chung, một lòng đi theo Cách mạng.

– Rừng xà nu là truyện ngắn của Nguyễn Trung Thành, tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975 viết về cuộc đấu tranh của dân làng Xô Man bên cánh rừng xà nu. Đi suốt chiều dài tác phẩm, xà nu là hình tượng bao trùm là mạch sống, mạch hồn của tác phẩm.

b) Thân bài (4 điểm)

1. Hình tượng rừng xà nu mang ý nghĩa tả thực

– Đó là loài cây của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Thân cây cao vút, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi, một cây hàng ngàn hàng vạn cây, không khí ở đây thơm lừng. Xà nu mọc thành đồi thành rừng, đứng trên đồi xà nu trông xa đến hút tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp đến tận chân trời. Hình ảnh rừng xà nu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Nguyên Ngọc đến nỗi, khi viết về núi rừng Tây Nguyên, hình tượng đầu tiên ông nghĩ đến chính là rừng xà nu.

– Đó là người bạn thân thiết của dân làng Xô Man. Họ sinh ra, lớn lên và ngã xuống dưới bóng cây xà nu. Thân cành xà nu cháy hồng trong mỗi bếp nhà sàn, khói xà nu xông bảng nứa đen kịt cho Tnú và Mai học chữ, nhựa xà nu cháy rất đượm, thơm nồng nàn, đuốc xà nu soi sáng cho Dít gằn gạo, soi xác mười tên giặc, cái đêm làng Xô Man nổi dậy cả rừng xà nu ào ào rung động… Cây xà nu trở thành chứng nhân lịch sử, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt và chiến đấu của dân làng Xô Man.

2. Rừng xà nu mang ý nghĩa biểu tượng

– Nỗi đau của cây biểu tượng cho nỗi đau của dân làng: Cả rừng xà nu hàng ngàn hàng vạn cây không cây nào không bị thương, xà nu ứa máu, nhựa xà nu tím bầm đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn. Giống như dân làng Xô Man không nhà nào không chịu đau thương mất mát bởi tội ác của giặc, tiếng kêu khóc vang dậy cả làng.

– Đặc tính của cây biểu tượng cho phẩm chất của dân làng: Xà nu có sức sống mãnh liệt, cây mẹ ngã xuống cây con mọc lên: “Đố chúng nó giết hết rừng xà nu” giống như dân làng Xô Man hết thế hệ này đến thế hệ khác đứng lên đánh Mĩ, anh Quyết hi sinh đã có Tnú, Mai ngã xuống đã có Dít, bé Heng. Xà nu mọc thành đổi, thành rừng như dân làng Xồ Man luôn đoàn kết bên nhau chống giặc ngoại xâm. Xà nu ham ánh sáng và khí trời, luôn phóng lên rất nhanh để đón lấy ánh sáng giống như dân làng Xô Man yẽu cuộc sống tự do, luôn hướng về mặt trời Cách mạng.

– Các thế hệ xà nu biểu tượng cho các thế hệ dân làng Xô Man: Cây xà nu cổ thụ chính là cụ Mết điểm tựa sức mạnh tinh thần cho cả buôn làng. Cây xà nu trưởng thành dẫu trên mình ngang dọc bao yết đạn, đạn đại bác không giết được chúng chính là biểu tượng cho Tnú, Dít. Cây xà nu còn non đã chết bởi bom đạn hay chính là hình ảnh đứa con trai của Tnú và Mai đã mất.

3. Về nghệ thuật

Kết hợp giữa tả thực và biểu tượng, giữa miêu tả khái quát cả đồi cả rừng xà nu với tả cận cảnh cụ thể từng cây; kết hợp phép so sánh đối chiếu giữa cây và người, tả người thì ví với cây, tả cây lại so sánh với người… Tất cả đã khiến hình tượng rừng xà nu hiện lên thật chân thực sinh động, góp phần tạo nên màu sắc Tây Nguyên, chất sử thi hào hùng cho tác phẩm.

c) Kết bài (0,5 điểm)

Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt tác phẩm, tượng trưng cho vẻ đẹp hào hùng đấy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Qua đó, chất thơ và chất sử thi hoà làm một, thể hiện rõ phong cách văn xuôi Nguyễn Trung Thành.

Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 12 tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận