Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 12

Đang tải...

Tuyển chọn đề thi THPT Ngữ Văn (Đề 12)

A. ĐỀ THI 

I. ĐỌC HIỂU

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

GIÀU HAY NGHÈO 

Một ngày nọ, người cha giàu có dẫn con trai đến một vùng quê nghèo để thằng bé thấy những người nghèo ở đầỵ sống như thế nào. Họ tìm đến nông trại của một gia đình nghèo nhất nhì trong vùng. “Đây là một cách để dạy con biết quý trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình”, người cha nghĩ đó là bài học thực tế tốt cho đứa con trai bé bỏng của mình. Sau khi ở lại và tìm hiểu đời sống ở đây, họ trở về nhà. Trên đường vê, người cha nhìn con trai mỉm cười:

– Chuyến đi như thế nào hả con?

– Thật tuyệt vời, bố ạ! – Người con vui vẻ trả lời.

– Con đã thấy người nghèo sống như thế nào rồi đấy. Thế con rút ra được điểu gì từ chuyến đi này?

Đứa bé không ngần ngại:

– Con thấy chúng ta có một con chó, họ có bốn. Nhà mình có một hồ bơi dài đến giữa sàn, họ lại có một con sông dài bất tận. Chúng ta phải treo những chiếc đèn lồng vào vườn, họ lại có những ngôi sao lấp lảnh vào đêm. Chúng ta có một miếng đất để sinh sống và họ có cả những cảnh đồng trải dài. Chúng ta phải có người phục vụ, còn họ phục vụ người khác. Chúng ta phải mua thực phẩm còn họ lại trồng ra những thứ ấy. Chúng ta có những bức tường bảo vệ xung quanh còn họ lại có những người bạn láng giềng che chở cho nhau.

Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đãng có và chỉ luôn đòi hỏi những gì không có. Cũng có những thứ không giá trị với người này nhưng lại là mong mỏi với người khác. Xin đừng quả lo lắng chờ đợi vào những gì bạn chưa có mà bỏ quên điều bạn đang có, dù chúng rất nhỏ nhoi. Sự vật hiện tượng được đánh giá ra sao còn phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi chúng ta. Và hãy luôn nhớ rằng: “Người thành công là người đạt được những thứ mình muốn. Còn người hạnh phúc là người muốn những gì mình đạt được”.

( Theo Hạt giống tâm hồn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5 điểm)

Câu 2. Mục đích của người cha giàu có khi dẫn con trai mình đến nhà người nông dân nghèo khổ trong vùng là gì? Ông có đạt được mục đích ấy không? (0,5 điểm)

Câu 3. Câu trả lời của người con cho thấy ai mới thật sự là người nghèo khó? Vì sao người con và người cha lại có quan niệm khác nhau về giàu nghèo? (1 điểm)

Câu 4. Thông điệp nào có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? (1 điểm)

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thông điệp được nêu trong văn bản ở phần đọc hiểu: “Người thành công là người đạt được những thứ mình muốn. Còn người hạnh phúc là người muốn những gì mình đạt được”.

Câu 2. (5 điểm)

Nhận xét về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình, có ý kiến cho rằng: Việt là người anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam. Ý kiến khác khẳng định: Việt vẫn còn là một cậu bé rất hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch. Hãy bình luận hai ý kiến trên.

B. HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ 

I. ĐỌC HIẾU (3 ĐIỂM)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản là nghị luận. (0,5 điểm)

Câu 2. Mục đích của người cha giàụ có là “để dạy con biết quý trọng những người có cuộc sống cơ cực hơn mình”. Tuy nhiên, mục đích đó không đạt được. (0,5 điểm)

Câu 3. Câu trả lời của người con cho thấy, trong quan niệm của cậu, gia đình cậu mới thật sự là người nghèo khó; còn gia đình người nông dân là những người giàu có. Nguyên nhân sự khác nhau giữa người cha và người con là do cách nhìn nhận sự vật, hiện tượng khác nhau. Theo cách nhìn của người cha, ở trong một toà nhà tráng lệ có người hầu hạ xung quanh là cuộc sống giàu sang; còn theo cách nhìn của người con, cuộc sống giàu có là sống hoà hợp với thiên nhiên bao la, gần gũi, gắn bó với hàng xóm láng giềng xung quanh. (1 điểm)

Câu 4. Thí sinh có thể lựa chọn nêu một trong các thông điệp sau:

– Rất nhiều khi chúng ta đã quên mất những gì mình đang có và chỉ luôn đòi hỏi những gì không có.

– Sự vật hiện tượng được đánh giá ra sao còn phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi chúng ta…

Thí sinh chọn thông điệp nào thì cũng cẩn có sự phân tích lí giải hợp lí. (1 điểm

II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)

Câu 1. (2 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng đoạn văn khoảng 200 từ.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Đoạn văn cần làm rõ được các ý sau:

– Vì sao người thành công là người đạt được những thứ mình muốn, còn người hạnh phúc là người muốn những gì mình đạt được?

– Biểu hiện của người thành công và người hạnh phúc.

– Có người thành công nhưng vẫn không hạnh phúc và ngược lại, có người không thành công nhưng vẫn hạnh phúc. Hai khái niệm thành công và hạnh phúc không hẳn lúc nào cũng đi liền với nhau.

– Cần có cái nhìn khách quan toàn diện và đúng đắn để nhận thức đúng về thành công và hạnh phúc.

Đoạn văn mẫu

Trong cuộc sống, chúng ta thường nghĩ rằng thành công luôn đi liền với hạnh phúc. Nhưng thực chất “người thành công là người đạt được những gì mình muốn, còn người hạnh phúc là người muốn những gì mình đạt được”. Một người thành công khi kiếm được một công việc tốt, lấy được một người vợ xinh đẹp; nhưng chưa hẳn anh ta đã là người hạnh phúc nếu như công việc đó anh ta không hề thích thú và người vợ xinh đẹp không hề yêu anh ta. Ngược lại, một người có thể chỉ có một nghề nghiệp bình thường, không kiếm được nhiều tiền, nhưng anh ta vẫn thấy hạnh phúc, hài lòng với cuộc sống hiện tại. Cần có cái nhìn khách quan toàn diện và đúng đắn để nhận thức đúng về thành công và hạnh phúc. Hai khái niệm thành công và hạnh phúc không hẳn lúc nào cũng đi liền với nhau. Hãy biết trân trọng những gì mình đang có: một cơ thể khoẻ mạnh, một mái nhà che mưa nắng, cơm ăn áo mặc đầy đủ hằng ngày; hãy ngừng than vãn bởi những gì ta đang có là niềm mơ ước của biết bao người. Hãy luôn nhớ hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc ở quanh ta, chỉ cần ta biết mở lòng đón nhận!

Câu 2. (5 điểm)

Yêu cầu về hình thức

– Viết đúng kết cấu bài văn gồm ba phần.

– Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt,…

Yêu cầu về nội dung

Bài cần đảm bảo các ý sau:

a) Mở bài(0.5 điểm)

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật Việt: Nguyễn Thi là một cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam những năm chống Mĩ. Tác phẩm Những đứa con trong gia đình là một trong những sáng tác xuất sắc của Nguyễn Thi. Tác phẩm ngợi ca lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc cũng như lòng trung thành với cách mạng của nhân dân Nam Bộ thời kì chống Mĩ lúc bấy giờ. Nổi trội hơn cả trong số các nhân vật là Việt, một nhân vật được tác giả ưu ái, dành nhiều tình cảm.

– Giới thiệu hai ý kiến: Ý kiến thứ nhất cho rằng Việt là người anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam. Ý kiến thứ hai khẳng định Việt vẫn còn là một cậu bé rất hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch.

b) Thân bài (4 điểm)

– Giải thích

Ý kiến thứ nhất rất đúng đắn bởi Việt mang những phẩm chất anh hùng dũng cảm, kiên cường khi đối mặt với kẻ thù; giàu tình yêu thương tha thiết với quê hương gia đình. Ý kiến thứ hai cũng đúng bởi Việt có cá tính riêng hồn nhiên, ngây thơ trong sáng của một cậu bé nông thôn mới lớn, lần đẩu xa nhà đi bộ đội.

– Chứng minh

+ Ý kiến thứ nhất cho rằng Việt là người anh hùng tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam. Phẩm chất đầu tiên ở Việt là sự gan góc, dũng cảm kiên cường. Đúng như lời chú Năm nói “Việt là thằng nhỏ gan”. Sinh ra trong gia đình có món nợ truyền kiếp với thực dân đế quốc, ngay từ nhỏ Việt đã gan góc đi đời đầu ba cùng với má và chị Hai. Bất chấp đạn giặc bắn đùng đùng, Việt dám lấy chân đá cái thằng giặc ném đầu ba xuống đất. Việt còn cùng chị Chiến bắn chết giặc Mĩ trên sông Định

Thuỷ – chiến công ấy được chú Năm ghi vào trong cuốn sổ gia đình. Khi trưởng thành, dù chưa đủ tuổi, Việt vẫn xung phong đi tòng quân để đền nợ nước trả thù nhà. Trong trận đánh giáp lá cà tại rừng cao su, Việt đã chiến đấu rất dũng cảm, dùng thủ pháo tiêu diệt một xe bọc thép của địch. Mặc dù bị thương rất nặng, lạc đơn vị, nằm lại một mình giữa rừng cao su, Việt vẫn quyết tâm bò đi tìm đồng đội. Việt anh hùng không chỉ trong hành động mà anh hùng ngay trong từng suy nghĩ. Khi bị thương nặng, hai mắt không nhìn thấy gì, Việt vẫn không hể run sợ “Trên trời có mày, dưới đất có mày. Cả khu rừng này chỉ còn có mình tao. Mày có bắn được tao thì tao cũng bắn được mày. Mày chỉ giỏi giết gia đình tao, còn với tao mày là thằng chạy”. Lập được chiến cống lớn là thế nhưng Việt vẫn thấy chưa xứng đáng với kì vọng của gia đình, truyền thống của dòng họ. Phẩm chất thứ hai ở Việt là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương, gia đình. Lúc bị thương nơi chiến trường, nhiều lần ngất đi tỉnh lại, Việt đều nhớ về ba má, chú Năm, chị Chiến. Tình cảm với quê hương gia đình, sự gắn bó sâu nặng với truyền thống gia đình, chính là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để Việt chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù. Hai phẩm chất cao đẹp ấy của Việt rất tiêu biểu cho yẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam trong những năm chống Mĩ ác liệt “ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng”. Đó là cái thời kì “ra ngõ gặp anh hùng”, là thời mà như trong thơ Chế Lan Viên đã viết:

                      Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt

                      Mỗi dòng sông đều muốn hoá Bạch Đằng.

+ Ý kiến thứ hai khẳng định Việt vẫn còn là một cậu bé rất hồn nhiên, ngây thơ, tinh nghịch. Giống như bao chú bé nông dân vùng đất Nam Bộ, Việt lúc nào mình mẩy cũng tèm lem sình đất, lội hết đồng này sang bưng khác. Chú thích đi câu cá, bắn chim chích choè, hoành hoạch, cò ma,… không lỏi một con. Đi bộ đội, bên cạnh cây súng Việt vẫn còn mang theo bên mình cái ná thun – người bạn thân thiết thuở ấu thơ. Tính trẻ con nên Việt hay tranh giành với chị Chiến từ việc nhỏ như ái bắt được nhiều ếch hơn đến việc lớn như xung phong đi bộ đội. Tính cách hồn nhiên của Việt thể hiện rõ nhất trong cái đêm hai chị em bàn tính việc nhà trước ngày lên đường tòng quân. Trong khi chị Chiến tỏ ra người lớn, đảm đang tháo vát lo liệu mọi việc đâu vào đấy thì Việt phó mặc mọi chuyện cho chị, bảo gì chú cũng ừ, “lăn kềnh ra ván cười khì khi”, “úp một con đom đóm chụp trong lòng bàn tay rồi ngủ quên lúc nào không biết”. Đọc truyện, chưa lúc nào ta thấy Việt hết hồn nhiên ngây thơ, từ lúc còn ở nhà đến khi đi bộ đội, Việt vẫn mãi là cậu bé mới lớn vô tư, trong sáng đến từng suy nghĩ. Bị thương nặng, Việt không sợ chết mà sợ ma, chú nghĩ về cái chết rất ngộ nghĩnh: “Chết là người giả nằm đó mà người thật thì biến lên cây”. Gặp lại đồng đội, Việt vừa khóc lại vừa cười, hệt như một đứa trẻ con… Chính nét cá tính riêng ấy đã khiến cho hình ảnh người anh hùng Việt trở nên đáng yêu gần gũi hơn với người đọc; tiêu biểu cho kiểu anh hùng của Nguyễn Thi: người anh hùng là “con đẻ của đất cày sông nước”, anh hùng ngay trong sự bình dị chân chất, trong nét hồn nhiên ngây thơ.

+ Về nghệ thuật: Ngôn ngữ mộc mạc đậm màu sắc Nam Bộ, nghệ thuật trần thuật theo dòng tâm lí nhân yật, xây dựng tình huống truyện đặc sắc.

c) Kết bài (0,5 điểm)

Cả hai ý kiến đểu đúng, kết hợp cả hai ý kiến ta có được vẻ đẹp hoàn chỉnh của nhân vật Việt: vừa là người anh hùng tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ miền Nam Việt Nam; vừa mang nét hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của một chú bé mới lớn. Đây là kiểu anh hùng tiêu biểu của Nguyễn Thi – nhà văn của nông thôn, nông dân Nam Bộ.

Xem thêm Tuyển chọn đề thi Ngữ Văn kì thi THPT – Đề số 11 tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận