Tức nước vỡ bờ – Sách bài tập Ngữ Văn 8 Tập 1

Đang tải...

Tức nước vỡ bờ

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

Bài tập

1. Phân tích tình thế của gia đình chị Dậu trước và trong đoạn trích này.

2. Nhận xét về sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ. Trong tình thế cụ thể lúc ây, sự “vỡ bờ” ở chị Dậu là lẽ tất yếu. Hãy chứng minh.

3. Qua đoạn văn, em có nhận xét gì về tính cách của chị Dậu ?

4. Đọc Tắt đèn, nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan nhận xét : “Cái đoạn chị Dậu đánh nhau với tên cai lệ là một đoạn tuyệt khéo”. Em hiểu ý kiến đó như thế nào ? Hãy phân tích những nét đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn để chứng minh.

Gợi ý làm bài

1. Muốn phân tích tình thế của gia đình chị Dậu trước và trong đoạn trích này, cần tóm tắt được nội dung tác phẩm Tắt đèn và đặt đoạn trích trong mạch cốt truyện của tác phẩm.

Nhà chị Dậu rất nghèo, nghèo “nhất nhì trong hạng cùng đinh” ở làng Đông Xá. Kì sưu thuế đến giữa lúc anh Dậu đang ôm. Vì chưa chạy đâu ra tiền để nộp sưu, anh Dậu vẫn bị đánh, trói và cùm kẹp ở đình làng. Chị Dậu đành cắn răng đem cái Tí – đứa con gái 7 tuổi — và ổ chó con mới mở mắt, tài sản duy nhất của gia đình, bán cho nhà Nghị Quế. Chị những tưởng đã có thể nộp sưu cho chồng để anh được tha về, nào ngờ bọn hào lí còn bắt chị phải nộp cả suất sưu của người em chồng đã chết từ năm ngoái ! Anh Dậu vì bị cùm trói hành hạ giữa lúc đang ốm nặng, đã ngất xỉu và rũ rượi như một xác chết. Bọn hào lí sai người khiêng trả anh về nhà ; lay gọi mãi anh vẫn không tỉnh, chị Dậu vô cùng hoảng hốt, đau đớn. May sao nhờ bà con hàng xóm xúm đến cứu giúp, anh dần dần hồi lại. Một bà lão hàng xóm tốt bụng ái ngại trước cảnh cả nhà chị Dậu nhịn đói suốt ngày hôm qua, đã mang đến bát gạo cho chị nấu cháo… Cháo chín, chị Dậu dỗ chồng cố húp lấy ngụm cháo cho lại sức, nhưng anh vừa lẩy bẩy bưng bát cháo đưa lên miệng thì hai tên tay sai đã sầm sập tiến vào, quát thét đòi trói anh…

Lúc này, mạng sống của anh Dậu rất mong manh. Tất cả tâm trí của chị Dậu khi đó chỉ là phải bảo vệ chồng bằng mọi cách. Đó là một tình thế rất hiểm nghèo của gia đình chị.

2. Nhận xét về sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu với tên cai lệ trong đoạn trích, có thể thấy :

– Chỉ trong một đoạn văn ngắn, ta thấy chị Dậu ba lần xưng hô khác nhau với tên cai lệ : ban đầu, chị xưng cháu (và nhà cháu), gọi tên cai lệ bằng ông (cháu – ông), sau chị chuyên sang xưng tôi (tôi – ông) và cuối cùng, chị xưng là bà, gọi tên cai lệ bằng mày (bà – mày) !…

Sự thay đổi cách xưng hô đó phản ánh sự thay đổi thái độ và cách đối phó của chị Dậu đối với tên cai lệ để bảo vệ anh Dậu :

+ Ban đầu, chị Dậu quá lo sợ (vì chúng bất ngờ ập đến với điệu bộ hung dữ, quyết bắt trói chồng chị, điều mà chị lo nhất ; dù sao, lúc này tên cai lệ cũng là “người nhà nước” đang đi nã thuế theo lệnh trên, còn chồng chị thì… vẫn chưa có tiền nộp thuế nên đang là kẻ có tội ! Vì vậy, chị Dậu phải lễ phép van xin thiết tha, nên chị lễ phép xưng cháu với hắn và gọi hắn bằng ông.

+ Đến khi tên cai lệ hung hãn đó đáp lại chị rất phũ và “cứ sấn đến để trói anh Dậu” thì chị “tức quá không thể chịu được” đã “liều mạng cự lại”. Chị đã vụt đứng dậỵ như một người ngang hàng, xưng tôi chứ không tự hạ xưng cháu như trước. Chú ý: Chị vẫn gọi cai lệ bằng ông nhưng lần này, ông (trong tôi – ông) không còn được coi là người bề ữên đáng tôn kính (như ông toong cháu – ông) mà chỉ là kẻ ngang hàng.

+ Cuối cùng, trước sự hung ác, đểu cáng tột cùng của tên cai lệ (hắn tát vào mặt chị “đánh bốp” và “cứ nhảy vào cạnh anh Dậu”), thì chị ngùn ngụt phẫn nộ, đã “nghiến hai hàm răng” xưng bà với tên tay sai mất hết tính người đó và gọi hắn bằng mày (bà – mày). Đây là cách xưng hô hết sức “đanh đá” của người phụ nữ khi căm giận cao độ. Chẳng những hoàn toàn không còn tư thế cúi đầu van xin, cũng không chỉ là tư thế đững đạc của người ngang hàng, mà đây là tư thế “đứng trên đầu thù”, đè bẹp hoàn toàn uy thế của đối phương. Cùng với cách xưng hô ngỗ ngược ấy là động tác quật tên tay sai “ngã chỏng quèo” hết sức dữ dội, bất ngờ…

Như vậy, sự thay đổi cách xưng hô của chị Dậu đối với tên cai lệ phản ánh sự thay đổi rất nhanh và hợp lí, trong thái độ và trong cách đối phó của chị Dậu đôi với tên tay sai hung ác đó. Sự thay đổi đó cũng phản ánh sự phát triển (cũng rất hợp lí) của tình huống truyện, làm toát lên cái chân lí, cái quy luật lớn của hiện thực: “tức nước vỡ bờ”.

– Để chứng minh sự “vỡ bờ” (hành động quật lại quyết liệt của chị Dậu) ở đây là tất yếu, phấi bám sát văn bản, theo dõi sự diễn biến của tình huống truyện, cần đặc biệt chú ý :

+ Ban đầu, chị Dậu hoàn toàn không có ý chống lại “người nhà nước”, đúng là chị đâu “dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước”. Dù quá túng bấn, chị đã chạy vạy xoay xoả đủ cách, phải bán cả con và đáng lẽ đã đủ tiền nộp sưu thì chị lại bị buộc phải nộp cả suất sưu của người đã chết một cách hết sức vô lí nên mới bị coi là kẻ thiếu sưu ! Chị “run run”, “cố thiết tha” van xin tên cai lệ cho khất, nhưng tên tay sai không chút tình người đó không thèm nghe chị lấy nửa lời, đã đáp lại chị một cách tàn nhẫn và cứ xông vào trói anh Dậu. Trong tình thế mạng sống của anh Dậu treo trên sợi tóc như vậy, chị không thể chịu đựng hơn được nữa, mới “liều mạng cự lại”.

+ Cần chú ý, thoạt đầu chị cũng chỉ “cự lại” bằng lí lẽ. Chị dõng dạc nói lên cái đạo lí tối thiểu của con người : Không được hành hạ người đau ốm ! Nhưng tên cai lệ hung ác hơn cả chó sói ấy quay lại “tát đánh bốp” và cứ chồm tới anh Dậu, thì lúc này chị Dậu phẫn nộ ngút trời, vụt đứng dậy với một sức mạnh ghê gớm bất ngờ, ra tay quật ngã cả hai tên tay sai…

Đoạn văn tuy ngắn nhưng đã cho thấy rõ trong tình thế cùng đường, chị Dậu buộc phải hành động như vậy, không thể nào khác. Chị Dậu vốn là một phụ nữ nghèo, hiền dịu, giàu lòng yêu thương, nhưng muốn sống yên phận mà cũng không xong, đã trở thành người đàn bà “ngỗ nghịch”, “bất trị” với bọn thống trị tàn ác. Sự “vỡ bờ” (việc chống trả lại của chị Dậu) trong tình huống ấy là điều hoàn toàn tất yếu. Điều tất yếu trong hành động của chị Dậu đó cũng phản ánh cái quy luật tất yếu của hiện thực : “tức nước vỡ bờ”, “con giun xéo lắm cũng quằn”, “có áp bức có đấu tranh”.          1

3. Trả lời câu hỏi này, học sinh không nên chỉ kể ra mấy phẩm chất của nhân vật chị Dậu một cách dễ dãi mà cần bám sát văn bản để phân tích làm rõ những nét tính cách quan trọng nhất của chị Dậu thể hiện trong văn bản. Cụ thể là :

– Lòng yêu thương chồng con tha thiết. Có thể nói, trong đoạn văn, mọi ý nghĩ, lời nói, hành động của chị Dậu đều thể hiện sự lo lắng của chị đối với anh Dậu. Khi “run run” thiết tha van xin hay khi nghiến răng quật ngã bọn tay sai, chị đều hành động vì thương chồng, lo chồng bị chúng trói đánh, đều quyết bảo vệ chồng… (Chú ý thêm các chi tiết : Vì sao ở đoạn đầu văn bản, bà lão láng giềng cứ lật đật sang giục chị đưa chồng đi trốn, còn chị Dậu dường như không mấy lo lắng điều đó ? Chú ý cử chỉ “rón rén” bưng bát cháo cho anh Dậu rồi “ngồi xuống đó như có ý chờ xem chồng chị ăn có ngon miệng hay không”. Chú ý câu thách thức rất “đanh đá” của chị Dậu : “Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem !”). Sức mạnh dữ dội và sự căm hờn mãnh liệt của chị Dậu rõ ràng xuất phát từ tình thương chồng. Đó chính là sức mạnh của lòng căm hờn nhưng cũng chính là sức mạnh của tình yêu thương.

Có thể nói, chị Dậu rất tiêu biểu cho phần đông phụ nữ Việt Nam giàu lòng yêu thương, đức hi sinh (yêu thương quên mình); chị Dậu dường như sinh ra để yêu thương. Đó là phẩm chất, cũng là nét tính cách quan trọng nhất, nổi bật nhất và đáng quý nhất của chị Dậu và của người phụ nữ Việt Nam trước Cách mạng.

– Sức sống manh mẽ, tình thần phản kháng tiềm tàng mà mãnh liệt. Đây là nét tính cách nổi bật của chị Dậu được thể hiện trong đoạn trích, đặc biệt là ữong cảnh chị Dậu phẫn nộ quật lại hai tên tay sai. cần lưu ý : Đương thời, nhiều nhà văn đã viết về tình cảnh khổ cực của người nông dân và về những phẩm chất tốt đẹp của họ : giàu lòng yêu thương, hiền hậu, đảm đang…, nhưng chưa mấy ai như Ngô Tất Tô” thấy được sức sống tiềm tàng, bản chất khoẻ khoắn của những người nông dân nghèo tưởng đâu chỉ biết cam phận “con sâu cái kiến” đó. Dựng nên nhân vật chị Dậu tiềm tàng sức sống mạnh mẽ như vậy, ngòi bút Ngô Tất Tố đã tỏ ra đặc biệt tiến bộ và sâu sắc trong việc thể hiện chân thực về người nông dân trước Cách mạng.

– Cần chú ý, không nên coi hành động phản kháng quyết liệt, bất ngờ của chị Dậu là “cục”, là “khùng”, là trái với bản chất của nhân vật phụ nữ vốn rất dịu hiền đó. Trái lại, đó là hành động phản ánh đúng với bản chất tính cách của chị. Lòng căm hờn ngùn ngụt và sức mạnh tiềm tàng (vừa “ra đòn” chị đã quật ngã cả hai tên tay sai hung ác) của chị chính là xuất phát từ lòng yêu thương. Không nên tách biệt, đối lập hai nét tính cách đó mà ữái lại, cần thấy sự thống nhất của chúng, trong đó, cái gốc là lòng yêu thương.

Không nên liệt kê cả những phẩm chất như đảm đang, tháo vát, thông minh, trong trắng,… của chị Dậu, bởi những phẩm chất đó không có biểu hiện nổi bật trong đoạn trích.

4. Hai chữ “tuyệt khéo” mà nhà nghiên cứu phê bình văn học Vũ Ngọc Phan dùng có thể hiểu là tuyệt hay, cực giỏi tài vô cùng,… Đó là lời đánh giá rất cao đối với tài nghệ tác giả qua đoạn văn.

Cần chứng minh ý kiến này bằng cách nêu lên và làm rõ những nét đặc sắc về nghệ thuật nổi bật trong đoạn văn. Chú ý :

– Tạo dựng tình huống truyện : Đó là một tình huống rất căng thẳng, thể hiện tập trung cao độ mối xung đột giai cấp gay gắt ở nông thôn trước Cách mạng. Diễn biến của mạch truyện dẫn tới tình huống bùng nổ dữ dội đó được tác giả diễn tả rất hợp lí, tự nhiên.

– Trong tình huống ấy, tính cách các nhân vật được khắc hoạ thật rõ nét, nổi bật. Đó là tính cách thô lỗ, đểu cáng, hung ắc, không chút tình người của tên cai lệ ; tính cách đó thể hiện nhất quán từ giọng điệu, ngôn ngữ đến mọi cử chỉ, hành động của hắn. Còn chị Dậu, khi thì mềm mỏng, thiết tha, khi thì “đanh đá”, dữ dội… đều rất thật, rất “chị Dậu”. Đặc biệt, diễn biến tâm lí của chị bất ngờ mà tất yếu, được miêu tả rất tự nhiên, hợp lí.

Đoạn văn tuy ngắn mà đầy ắp chi tiết, động tác dồn dập, nhưng tất cả đều rõ nét, không bị rối, người đọc có thể hình dung rõ trước mắt.

Cảnh chị Dậu vụt đứng dậy với tư thế ngang tàng, ngạo nghễ đối lập với hình ảnh hai tên cai lệ bị chị thẳng tay trừng trị hết sức thảm hại (đứa thì ngã chỏng quèo, đứa thì bị túm tóc lẳng cho một cái, ngã nhào ra thềm,..), thật sống động, rất thú vị, nhiều ý nghĩa (nhà phê bình Vũ Ngọc Phan còn nhận xét : “Đoạn ấy làm cho độc giả hả hê một chút sau khi đọc những toang rất buồn thảm”).

– Ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn văn cũng rất đặc sắc. Đây là lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng được tác giả sử dụng một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn, đầy gợi cảm. Nhà văn khai thác triệt để những từ ngữ, cách nói thông tục mà có sức biểu hiện cao của khẩu ngữ nông thôn (bịch, tát đánh bốp lẻo khoẻo, chỏng quèo, làm từứi làm tội,..). Ngôn ngữ nhân vật rất “sống” : nhân vật nào có lời lẽ, khẩu khí của hạng nhân vật ấy. Chính ngôn ngữ nhân vật đã góp phần quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật.

Quả thực, đây là một đoạn văn “tuyệt khéo”, tất cả đều chân thực, sống động, rất hấp dẫn.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận