Từ nhiều nghĩa – Tuần 7 – Tiếng việt 5

Đang tải...

Từ nhiều nghĩa tiếng việt 5

A. Bài học

– Ta có các nghĩa (ở cột B) thích hợp với mỗi từ (ở cột A) như:

– Xét khổ thơ dẫn trong SGK, trang 67, ta thấy nghĩa của các từ: răng, mũi, tai trong khổ thơ khác với nghĩa của chúng ở bảng trên là:    ‘

+ Răng cưa chiếc cào không phải là phần xương cứng, màu trắng, mọc trên hàm và không dùng để cắn, giữ và nhai thức ăn như răng người.

+ Mũi thuyền không phải là .bộ phận nhô lên ở giữa mặt người hoặc động vật có xương sống và không dùng để ngửi như mũi người.

+ Tai của cái ấm không phải là bộ phận ở hai bên đầu người và động vật, không dùng để nghe như tai người.

– Nghĩa của các từ răng, mũi, tai ơ bảng trên và ở khổ thơ của tác giả Quang Huy có điểm giông nhau:

+ Răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.

+ Mũi: Chỉ bộ phận có đầu nhọn nhô ra phía trước.

+ Tai: Chỉ bộ phận mọc ở hai bên chìa ra như tai người.

Như vậy:

– Cái răng cào không dùng đế nhai mà vẫn gọi là răng vì chúng có cùng nghĩa gốc với từ răng: đều chỉ vật nhọn, sắc, sắp đều nhau thành hàng.

– Cái mũi của chiếc thuyền không dùng đổ ngửi như mũi người và mũi động vật nhưng vẫn gọi là mũi vì chúng có cùng nét nghĩa là cùng chỉ một bộ phận có đầu nhọn nhò ra phía trước.

– Tai của cái ấm không dùng để nghe mà vẫn được gọi là tai vì nó có nghĩa gốc chung là cùng chỉ bộ phận mọc ở hai bên, chìa ra như hai cái tai của ngựời.

Học thuộc phần Ghi nhớ trong  SGK, trang 67.

B. Luyện tập

1. Xác định nghĩa gốc và nghĩa chuyển của các từ mắt, chân, đầu trong các câu dẩn ở SGK,trang 67.

a) Mắt: bộ phận của vật hay vật dùng để nhìn.

– Đôi mắt của bé mơ to (mắt: mang nghĩa gốc).

– Quả na mở mắt. (mắt: mang nghĩa chuyển, là bộ phận giống hình con mắt ở vỏ ngoài của quả na)

b) Chân: bộ phận dưới cùng của người hay động vật dùng dể đi lại.

– Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân, (chân: mang nghĩa chuyển, là bộ phận dưới cùng của đồ dùng có tác dụng đỡ cho các bộ phận khác)

– Bé đau chân (chân: mang nghĩa gốc)

c) Đầu: bộ phận trên cùng của thân thể con người hay phần trước nhất của cơ thể động vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan.

– Khi viết, em đừng ngoẹo đầu. (đầu: mang nghĩa gốc)

– Nước suối đầu nguồn rất trong, (đầu: mang nghĩa chuyển, là điểm xuất phát của một khoảng không gian)

2. Bài tập này yêu cầu em tìm một số ví dụ vể sự chuyến nghĩa của mỗi từ: lưỡi, miệng, cổ, tay, lưng.

Lưỡi: lưỡi gươm, lưỡi cày, lưỡi lê, lưỡi liềm, lưỡi hái, lưỡi dao…

Miệng: miệng bát, miệng chén, miệng hũ, miệng bình, miệng túi, miệng hố, miệng hang, miệng núi lửa…

Cổ: cổ áo, cổ tay, cổ chai, cổ lọ, cổ bình…

Tay: tay áo, tay nghề, tay chân…

– Lưng:  lưng áo, lưng ghế, lưng trời, lưng đèo, lưng núi, lưng dốc. 

Xem thêm Luyện tập tả cảnh tiếng việt 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận