Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội – Bài tập ngữ văn 8 Tập 1

Đang tải...

bài tập ngữ văn 8 tập 1

Bài tập 

1. Bài tâp 1, trang 58, SGK.

2. Bài tâp 2, trang 59, SGK.

3. Bài tập 3, trang 59, SGK.

4. Bài tâp 4*, trang 59, SGK.

5. Bài tâp 5, trang 59, SGK.

6. Đọc bài thơ sau đây của nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi tặng vợ và cho biết bài thơ này gợi cho em những cảm nghĩ gì xung quanh vấn đề từ ngữ địa phương và việc sử dụng từ ngữ địa phương.

Cái gầu thì bảo cải đài

Ra sân thì bảo ra ngoài cái cươi

Chộ tức là thấy em ơi

Trụng là nhúng đấy đừng cười nghe em.

Thích chi thì bảo là sèm

Nghe ai bảo đọi thì đem bát vào

Cá quả lại gọi cá tràu

Vo trốc là bảo gội đầu đấy em…

Nghe em giọng Bắc êm êm

Bà con hàng xóm đến xem chật nhà

Răng chưa sang nhởi nhà choa

o đã nhốt con ga trong truồng

Em cười bối rối mà thương

Thương em một lại trăm đường thương quê

Gió lào thổi rạc bờ tre

Chỉ nghe giọng nói đã nghe nhọc nhằn

Chắt từ đá sỏi đất cằn

Nên yêu thương mới sâu đằm đó em.

                             (Báo Văn nghệ, số 28/ 2006)

 

Gợi ý làm bài

1. So sánh từ ngữ địa phương với từ ngữ toàn dân để tìm sự tương ứng về nghĩa giữa từ ngữ địa phương và từ ngữ toàn dân. Từ ngữ địa phương có thể là danh từ (tên gọi người, động vật, thực vật, sự vật,…), có thể là động từ, tính từ, đại từ,…

Trình bày theo mẫu trong SGK, toang 58.

2. Biệt ngữ xã hội chỉ được dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định, khó hiểu đối với người ở tầng lớp khác. Nên nói rõ những từ ngữ mà em nêu ra thuộc biệt ngữ xã hội của tầng lớp nào và giải thích ý nghĩa của các từ ngữ đó.

Có thể tham khảo cuốn Tiếng lóng Việt Nam của Nguyễn Văn Khang, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001.

3. Đây là bài tập có dạng trắc nghiệm. Điều cần chú ý là chỉ nên dùng từ ngữ địa phương khi người nói chuyện với mình là người cùng địa phương trong tình huống giao tiếp bình thường. Có khi đối tượng giao tiếp là người cùng địa phương nhưng tình huống giao tiếp lại có tính chất chính thức như khi phát biểu ý kiến ở lớp, khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy (cô) giáo thì không nên dùng từ ngữ địa phương.

4. Có thể sưu tầm ở các cuốn sách về thơ, ca dao, hò, vè của địa phương em (hoặc của địa phương khác). Cũng có thể sưu tầm bằng cách hỏi những người am hiểu về vấn đề này.

6. Nhà thơ Nguyễn Bùi Vợi quê ở Nghệ An. Vợ nhà thơ là người miền Bắc. Trong bài thơ này, có nhiều từ ngữ địa phương Nghệ – Tĩnh đã được tác giả giải thích bằng từ ngữ toàn dân. Nhưng có mấy từ ngữ tác giả không giải thích. Đó là từ răng có nghĩa là sao (từ nghi vấn), nhởi (chơi), choa (đại từ ngôi thứ nhất, tự xưng đối với người ngang bậc hoặc ở bậc ,dưới ; tao, chúng tao), o (chị hoặc em gái của cha), ga (gà), truồng (chuồng).

Qua bài thơ, em cảm nghĩ như thế nào về tình cảm của con người đối với tiếng nói của quê hương ; về những khó khăn trong việc giao tiếp do tiếng địa phương gây ra và tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ văn hoá ngôn ngữ, nâng cao sự hiểu biết về từ ngữ toàn dân để mọi người ở các địa phương có thể hiểu nhau dễ dàng hơn.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận