Từ đồng âm Tuần 5 Tiếng việt 5

Đang tải...

 Từ đồng âm Tuần 5 Tiếng việt 5

A. Bài học

Xét hai câu dẫn trong SGK, trang 51, ta thấy hai câu đều là câu kể. Mỗi câu đều có một từ câu nhưng nghĩa của chúng khác nhau.

+ Từ câu trong câu(a) là bắt cá, tôm… bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi.) buộc ở đầu một sợi dây.

+ Từ câu trong câu(b) là đơn vị của lời nói diễn đạt một, ý trọn vẹn, trên câu(b) được mở đầu bằng một chữ cái viết hoa và kết thúc bằng một dấu ngắt câu.

Như vậy, hai từ câu có cách viết và cách phát âm giống nhau nhưng có nghĩa khác nhau. Những từ phát âm hoàn toàn giống nhau song có nghĩa khác nhau như thế gọi là từ đồng âm.

Học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK trang 51.

B. Luyện tập

1. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ dẫn ở SGK;trang 52.

a) Cánh đồng – tượng đồng – một nghìn đồng.

– Cánh đồng: đồng là khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy và trồng trọt.

– Tượng đồng: đồng là kim loại màu đỏ, dễ dát mỏng và kéo sợi, thường dùng làm dây điện.

– Một nghìn đồng: đồng là đơn vị tiền tệ của Việt Nam..

b) Hòn đá – đá bóng.

– Hòn đá: đá là chất rắn cấu tạo nên vỏ trái đất, kết thành từng hòn, từng tảng.

– Đá bóng: đá là hành động đưa nhanh chân và hất mạnh bóng cho ra xa hoặc đưa bóng vào khung thành đối phương.

c) Ba và má – ba tuổi.

– Ba và má: ba là bố (thầy, tía) người sinh ra và nuôi dưỡng mình.

– Ba tuổi: ba là số tiếp theo sau số 2 trong dãy số tự nhiên.

2. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm bàn, cờ, nước.

– Bàn (bàn: đồ đùng bằng gỗ có mặt phẳng và chân đứng; bàn: trao đổi ý kiến).

+ Hôm qua, bố em mua một bộ bàn ghế rất đẹp.

+ Tổ em đang bàn về việc giúp bạn Lan học tốt môn Toán.

– Cờ (cờ: vật làm bằng vải lụa, có kích cỡ, màu sắc nhất định, tượng trưng cho một quốc gia hay một tổ chức nào đó; cờ: trò chơi thể thao, đi các quân theo những kẻ ô nhất định).

+ Ngoài phố, cờ được treo đỏ đưòng.

+ Chị Lan giành được giải Nhất môn cờ vua thành phố.

– Nước (nước: chất lỏng, không màu, không mùi, không vị; nước: vùng đất có nhiều người hay nhiều dân tộc cùng sinh sống).

+ Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá.

+ Nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3. Đọc mẩu chuyện Tiền tiêu và cho biết lí do vì sao Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại Ngân hàng.

Nam tưởng ba mình đã chuyển sang làm việc tại Ngân hàng vì Nam nhầm lẫn nghĩa của hai từ đồng âm: tiền tiêu.

Ba của Nam viết “Ba đang giữ tiền tiêu cho Tổ quốc” thì tiền tiêu có nghĩa là có vị trí quan trọng, nơi có bố trí canh gác ở phía trước khu vực trú quân, hướng về phía địch.

Còn Nam hiểu nghĩa tiền tiêu là tiền (vật đúc bằng kim loại hay in bằng giấy do ngân hàng phát hành) để chi tiêu.

4. Giải nghĩa câu đố dựa trên hiện tượng từ đồng âm.

a)                                        Trùng trục như con chó thui

Chín mắt, chín mũi, chín đuôi, chín đầu.

(Con chó thui)

(Từ chín có nghĩa là thức ăn được nấu nướng kỹ đến mức ăn được chứ không phải là số 9 – số tự nhiên tiếp theo số 8).

b)                                              Hai cây cùng có một tên

Cây xòe mặt nước, cây trên chiến trường

Cây này bảo vệ quê hương

Cây kia hoa nở soi gương mặt hồ.

(Cây hoa súng và khấu súng)

(Khấu súng còn được gọi là cây súng).

* Mở rộng kiến thức:

1. Phân biệt nghĩa của những từ đồng âm trong các cụm từ sau:

a) chim cuốc – cái cuốc – cuốc đất.

b) số chín – quả chín.

c) nhà ngói – nhà báo.

2. Tìm những từ đồng âm trong những câu dưới đây và cho biết nghĩa của mỗi từ.

– Bà ta đang la con la.

– Bác bác trứng.

– Cô gái hỏi giá chiếc ao len treo trên giá.

– Tôi tôi vôi.

– Con ngựa đá con ngựa đá.

3. Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: thương, sai, nương.

M:          

– Nó bị bà chủ sai đi chợ.

– Vườn cam sai quả.

– Bài văn này có 5 từ viết sai chính tả.

Xem thêm Luyện tập làm báo cáo thống kê Tuần 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận