Trồng rừng ngập mặt – tuần 13 – tiếng việt 5

Đang tải...

Trồng rừng ngập mặn tiếng việt 5

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài dọc.

2. Lưu ý phát âm:

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

– Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thái Bình, Hái Phòng, Quảng Xinh, cồn Vành, cồn Lu. Thạch Khê…

ch / tr: chiến, chắc, chóng, chắc, chúng, trào, trồng, trước, tràn, triển, tranh;

s / x: sản, số, sau, sang, xói;

l / n: lấn, làm, lượng, loài, lớn, lấn, lở, năm, nước, nuôi, nữa;

r / d / gi: rừng, rõ, rất, dân, diện, gió, giông;

– Quai đê, tuyên truyền, phục hồi,  phấn khởi, môi trường, địa phương…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Giới thiệu chung.

Rừng là một tài nguyên thiÊn nhiên quý giá mà chúng ta phải luôn tôn tạo và giữ gìn. Trồng rừng ngập mặn là đoạn trích trong bài báo của tác giá Phan Nguyên Hồng đã khẳng định rõ hơn về tác dụng của rừng đối với các tính ven biển của nước ta.

2. Nội dung chính.

Bài văn nói về tác dụng của rừng ngập mặn, nguyên nhân bị tàn phá và thành tích khôi phục rừng ngập mặn.

Rừng ngập mặn ỏ các tỉnh ven biển nước ta đã bị tàn phá và mất đi một phần do nhiêu nguyên nhân như chiến tranh, quai đê lấn biên, làm đầm nuôi tôm… Hậu quả của việc phá rừng ngập mặn rất lớn: Lá chắn bảo vệ đê biển không còn, đê điều dễ bị xói lở, bị vỡ khi có gió bão, sóng lớn.

Để khắc phục hậu quả do việc phá rừng ngập mặn, các tỉnh ven biển đã có phong trào trồng rừng ngập mặn và làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền để ngưòi dân thây rõ vai trò của rừng ngập mặn với việc bảo vệ đê điều.

Rừng ngập mặn khi được phục hồi đã có những tác dụng rõ rệt: môi trường thay đổi nhanh chóng, đê điều được bảo vệ vững chắc, không còn bị xói lở; nhân dân được tăng thêm thu nhập nhờ lượng hải sản tăng nhiều.

Xem thêm Vốn từ Bảo vệ môi trường tiếng việt 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận