Trợ từ, thán từ – Sách bài tập Ngữ Văn tập 1

Đang tải...

sách bài tập ngữ văn lớp 8 tập 1

Bài tập

1. Bài tâp 1, trang 70, SGK.

2. Bài tâp 2, toang 70 – 71, SGK.

3. Bài tâp 3, trang 71 – 72, SGK.

4. Bài tâp 4, toang 72, SGK.

5. Bài tâp 5, trang 72, SGK.

6. Bài tâp 6, trang 72,

7. Chọn các trợ từ những, đến, chính, độc, tịnh, là điền vào chỗ trống thích hợp trong những câu sau đây :

a. Trong những năm tháng khó khăn, /…/bác Thanh đã giúp đỡ gia đình chúng tôi rất nhiều.

b. Trường nó ở xa, con bé ngày nào cũng phải leo đèo lội suối /…/ bốn năm ki-lô-mét.

c. Trên đường /…/ không một bóng người.

d. Ruộng đất màu mỡ /…/ thế vậy mà đồng bào các vùng nói tiến phải chạy từng lon gạo.

e. Con ra đi mẹ ở nhà /…/ nhớ cùng mong.

g. Phòng chỉ kê /.. ./hai cải giường.

Gợi ý làm bài

1. Các cặp từ đã cho trong bài tập này là các cặp từ đồng âm nhưng khác nghĩa, khác từ loại, cần ôn lại những kiến thức về tính từ, động từ và về lượng từ ; phân biệt các từ loại này với trợ từ. 

2. Muốn hiểu nghĩa của các trợ từ, có thể dùng phương pháp sau đây : thử bổ trợ từ ấy đi rồi so sánh câu có trợ từ với câu không có trợ từ xem chúng khác nhau như thế nào về nghĩa, từ đó suy ra nghĩa của trợ từ. Ví dụ : ở câu (a), so sánh hai câu :

– Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người thăm tôi lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.

– Mặc dầu non một năm ròng mẹ tôi không gửi cho tôi một lá thư, nhắn người thăm tôi một lời và gửi cho tôi một đồng quà.

Từ sự so sánh trên, có thể thấy được trợ từ lấy dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.

Có thể tham khảo từ điển để làm bài tập này.

4. a) Đọc đoạn văn, tìm hiểu khung cảnh đối thoại, nhân vật đối thoại, từ đó xác định tính biểu cảm của các thán từ in đậm.

b. Đây là lời than phản ánh tâm trạng của con hổ khi bị nhốt ở trong chuồng.

Có thể tham khảo từ điển để làm bài tập này.

5. Trước hết, hãy chọn ra 5 thán từ, tìm hiểu nghĩa của mỗi thán từ rồi đặt câu với mỗi thán từ đó. Chú ý dùng thán từ phải phù hợp với nghĩa chung của cả câu, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

6. Câu tục ngữ Gọi dạ bảo vâng dạy người bậc dưới cách nói năng lễ phép và thái độ ứng xử phải đạo khi người bậc trên gọi và bảo.

7. Gợi ý một vài chỗ khó :

– Trợ từ những ở đây đặt trước động từ biểu thị ý nhấn manh tính chất của một tâm lí, tình cảm tựa như xâm chiếm hết cả tâm hồn.

– Trợ từ độc biểu thị ý nhấn mạnh số lượng chỉ có một hoặc rất ít mà thôi, không có thêm gì khác.

– Trợ từ tịnh biểu thị ý nhấn mạnh sự phủ định nêu ra sau đó ; hoàn toàn, tuyệt nhiên.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận