Tràng giang – Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao tập 2

Đang tải...

Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao tập 2

I – BÀI TẬP

     1. Â m ‘điệu bao trùm của bài thơ là âm điệu gì ? Qua âm điệu đó, ta có thể hiểu được gì về tâm trạng nhân vật trữ tình ?

     2. Tìm hiểu ý nghĩa nhan đề tác phẩm và khả năng gợi mở của câu thơ đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”.

     3. Nêu những đặc điểm nổi bật của bức tranh buổi chiều trên sông nước được tạo hình trong bài thơ (chú ý nhận xét về mối tương quan giữa các sự vật và màu sắc, âm thanh đã được tác giả gợi lên).

     4. Câu hỏi 4, sách giáo khoa, trang 50.

     5. Bình giảng khổ thứ hai của bài thơ.

     6. Trong khổ thơ thứ ba, việc tác giả nhấn mạnh vào cái “không” của cảnh (“không một chuyến đò ngang”, “không cầu”) xuất phát từ nhu cầu tâm lí, tình cảm nào ?

     7. Chỉ ra nét khác biệt giữa cái sầu của Huy Cận và cái sầu của Thôi Hiệu thời Đường được thể hiện qua hai câu cuối bài thơ..

     8. Bài thơ có sự kết hợp hài hoà giữa màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Hãy chứng minh.

II- GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

      1. Bài thơ được bao trùm bởi âm điệu buồn. Qua âm điệu đó, ta dễ dàng nhận ra nỗi sầu rất đặc trưng của thơ Huy Cận cùng một kiểu cảm nhận có màu sắc bi quan về cuộc đời.

      2. Với sắc thái trang trọng, cổ kính và với ý nghĩa khái quát vốn có của một từ Hán Việt, nhan đề Tràng giang hết sức phù hợp với nội dung triết lí của tác phẩm, đưa tác phẩm vượt lên trên lối miêu tả đơn giản những yếu tố hữu hình. Sự điệp âm chứa đựng trong từ ghép này còn có khả năng gợi lên ấn tượng về một cái gì mênh mang, vô tận. Điều đó cũng thật sự ăn khớp với tính chất của thứ không gian mà bài thơ đã tạo dựng được. Với câu đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”, tác giả như muốn mách bảo trước cùng độc giả rằng : điều sẽ được tập trung thể hiện trong bài là một nỗi bâng khuâng – tức là một thứ cảm xúc man mác và khá khó hiểu dấy lên trước không gian, trước trời rộng, sông dài.

     3. Bức tranh chiều sông nước đã được tạo hình rất có ấn tượng trong bài thơ, dù điều cơ bản tác giả muốn hướng tới không phải là tả cảnh. Đặc điểm nổi bật của nó là buồn, một nỗi buồn toát lên từ sự dàn trải mênh mông của không gian trong ánh chiều tà, từ tình trạng thiếu vắng những liên hệ giữa các sự vật, từ sự nhạt nhoà của màu sắc, sự mơ hồ, mong manh của âm thanh, từ những chuyển động vô hướng của các sự vật bé mọn giữa một không gian dài, rộng tưởng như vô tận,… Dĩ nhiên, bức tranh này thấm đẫm tâm trạng, nói đúng hơn, nó chính là tâm trạng tác giả được vật thể hoá.

      4. Các hình ảnh “Củi một cành khô lạc mấy dòng” và “Chim nghiêng cánh nhỏ : bóng chiều sa” vừa có tính chất tả thực vừa có tính chất tượng trưng. Với hình ảnh đầu, tác giả đã nói được rất sâu sắc cảm nhận của mình về cái. tàn tạ của sự sống và sự vô định của kiếp người. Với hình ảnh sau, tác giả muốn thể hiện nỗi cô đơn, bất lực và sự yếu ớt của con người trước cuộc sống. Cánh chim vốn đã nhỏ như lại càng nhỏ hơn khi được đặt trong tương quan với núi mây nặng nề và bóng chiều u ám. Cánh chim như một bóng dáng lẻ loi đơn độc của sự sống không thể nào xuyên thủng được bức thành sầu dày đặc.                      ,

      5. Các ý cần triển khai :

      − Vẫn là cảnh buồn nhưng đối tượng miêu tả cụ thể khác với các khổ trước và sau đó.

     − Nhân vật trữ tình cố sức chắt chiu ghi nhận những âm thanh của cuộc sống con người nhưng cuối cùng vẫn không thoát khỏi nỗi rợn ngợp, chới với trước cái hun hút của vũ trụ.

     − Các từ láy, lối kết cấu đối xứng, từ sâu,… đã được dùng rất có nghệ thuật, làm tăng tính tạo hình và sức biểu cảm của khổ thơ.

     6. Trong khổ thơ thứ ba, việc thiếu vắng một cây cầu, một chuyến đò ngang đã được nhân vật trữ tình nhấn mạnh. Tất cả xuất phát từ niềm mong mỏi một sự sum vầy, giao nối giữa các sự vật – sự sum vầy, giao nối có thể giúp con người vợi bớt cô đơn trong cuộc đời

     7. Trong hai câu cuối của bài thơ, Huy Cận cố tình nhắc lại một tứ thơ của Thôi Hiệu nhằm nêu lên sự đối lập và khác biệt giữa cảm xúc của nhà thơ xưa với cảm xúc của nhà thơ nay. Theo Thôi Hiệu thì khói sóng xui người buồn, còn theo Huy Cận, nỗi buồn, nỗi nhớ nhà đã có sẵn trong lòng, lúc nào cũng đòi biểu lộ ra, không cần đến vai trò khêu gợi của ngoại cảnh. Đúng là hai tâm thế, hai nỗi buồn khác nhau, giúp ta nhận thấy rõ hơn khoảng cách giữa hai thời đại.

     8. Màu sắc cổ điển của Tràng giang được nhận thức qua :

     − Hình thức thơ bảy chữ khá quen thuộc.

     − Tính chất đăng đối, cân xứng của hình ảnh thơ, câu thơ.

     − Nhiều thi liệu cũ được sử dụng một cách đắc địa.

     − Một nỗi buồn phảng phất màu sắc phương Đông, như sự tiếp nối của cái mạch sầu nghìn năm đã chảy trong nền thơ truyền thống.

     Tinh thần hiện đại của bài thơ được biểu lộ qua :

     − Tính chất cá nhân mới mẻ của nỗi sầu : con người đánh mất sự bình an của tâm hồn, không tìm được chỗ dựa trong cuộc đời, trong những mối liên hệ với vũ trụ,.,.

     − Sự xuất hiện của những hình ảnh có vẻ “tầm thường” như “Củi một cành khô lạc mấy dòng…”…

     − Sự ý thức về nét khác biệt giữa nỗi sầu của một nhà thơ mới với nỗi sầu của nhà thơ cổ điển.

Xem thêm Luyện tập về nghĩa của câu tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận