Trả bài viết số 4 – Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao

Đang tải...

Bài tập ngữ văn lớp 11 nâng cao

I – BÀI TẬP

       1. Bài viết số 4 là bài kiểm tra tổng hợp. Anh (chị) hiểu như thế nào về tính chất tổng hợp của bài viết này ?

       2. Đoạn trích sau đây tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào ? Cách lập luận ấy đã mang lại cho người đọc điều gì thú vị ?

       “Đê-sai tử trận ở Ma-ren-gô cùng một ngày và gần như cùng một lúc với Klẽ-be ở Cai-rô. Cả hai đều mất ngày 14 – 6 – 1800, để hoàn thành những mưu đồ rộng lớn của tướng Bô-na-pác (Na-pô-lê-ông). Vận mạng hai vị đó thật lạ lùng, trong đời luôn luôn sống cạnh nhau, tới ngày chết lại gần nhau nữa, vậy mà những nét của tâm hồn và thân thể thì khác nhau xa làm vậy !

        Klê-be tướng mạo đẹp nhất trong quân đội. Vóc lớn của ông, vẻ mặt cao quý của ông tiết ra tất cả tính tự tôn của tâm hồn ông, lòng dũng cảm của ông vừa táo bạo, vừa bình tĩnh, sự thông minh mau lẹ và vững chắc của ông làm cho ông thành vị tướng oai phong nhất trên chiến trường, óc ông sáng suốt tân kì nhưng ông ít học […]. Tính tình và ngôn ngữ của ông phóng đãng, nhưng ông liêm khiết, không vụ lợi,…

        Đê-sai gần như trại hẳn về mọi điểm. Giản dị, bẽn lẽn có phần hơi ngượng nghịu nữa, mái tóc rậm luôn luôn che mặt, bề ngoài ông không có vẻ một quân nhân. Nhưng ra trận thì anh hùng, tốt với lính, nhũn với bạn, đại lượng với kẻ bại. Ông được hết thảy quân đội và các dân tộc bị chiếm tôn sùng. Óc ông vững vàng, hiểu sâu biết rộng, sự sáng suốt của ông về chiến tranh, sự chuyên cần của ông trong phận sự, tính không vụ lợi của ông làm cho ông thành một kiểu mẫu hoàn hảo gồm tất cả những đức thượng võ.

         Trong khi Klê-be khó bảo, không chịu phục tòng, không chịu một mệnh lệnh nào, thì Đê-sai dễ vâng lời, cơ hồ như ông không biết chỉ huy nữa…”.

(Ti-ê, Lu-i A-đôn-phơ – dẫn lại theo Nguyễn Hiến Lê,                    

Hương sắc trong vườn văn, Sài Gòn, 1962)                       

         3. “Trước hết, đó là lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc. Trước nạn ngoại xâm, tinh thần ấy được biểu hiện qua những áng hùng văn sôi nổi tinh thần quyết chiến và những hình tượng anh hùng cứu nước. Nhưng lòng yêu nước, tinh thần dân tộc còn thể hiện ở nhiều mức độ và dưới nhiều dạng thức khác nữa. Có khi là tình yêu đối vói một vùng trời đất cụ thể nào đó của quê hương mình, có khi là làm sống lại những phong tục đẹp hay những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc. Có khi là sự phát hiện những nét riêng đáng yêu của tính cách Việt Nam, cái duyên dáng riêng của con người Việt Nam. Có khi lại là nỗi đau buồn da diết của con người trong một thòi mất nước tối tăm, mà tấm lòng thành kính thiết tha đối với đất nước, đối với cha ông chỉ biết dồn vào tình yêu tiếng mẹ đẻ,…”.

(Ngữ văn 10 Nâng cao, tập một, NXB Giáo dục, 2006)           

          Đoạn trích trên sử dụng thao tác lập luận nào ? Vấn đề trọng tâm mà người viết muốn làm sáng tỏ ở đây là gì ?

         4. Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi bên dưới:

        “Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tới khi từ biệt cuộc đời. Ngay từ lúc chào đời em bé đã được ôm ấp trong lòi ru nhẹ nhàng của người mẹ. Lớn lên với những bài hát đồng dao, trưởng thành với những điệu hò lao động, những khúc tình ca vui buồn với biết bao sinh hoạt nghệ thuật ca hát từ thôn xóm đến thành thị. Người Việt Nam chúng ta cho tới lúc hết cuộc đời vẫn còn tiếng nhạc vẳng theo với những điệu hò đưa linh hay điệu kèn đưa đám”.

         a) Câu chủ đề (luận.điểm bộ phận) của đoạn văn là câu nào ?

         b) Tác giả đã sử dụng thao tác lập luận nào ?

         A. Phân tích

         B. So sánh

         C. Chứng minh

         D. Giải thích.

II – GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP

       1. Bài kiểm tra cuối học kì và cuối năm mang tính chất tổng hợp bởi vì hình thức kiểm tra tổng họp này có thể kiểm tra được một cách toàn diện nhiều đơn vị kiến thức ở cả nội dung ba phần Đọc văn, Tiếng Việt và Làm văn ; cả nghị luận văn học và nghị luận xã hội ; cả các hình thức trắc nghiệm và tự luận,…

        Trong phần tự luận, đề văn kết hợp cả hình thức ra đề truyền thống và đề theo dạng mở. Những đề theo dạng truyền thống là những đề văn nêu khá rõ các yêu cầu về nội dung, phạm vi, mức độ, các thao tác nghị luận,… Gần đây (từ năm 2000 khi triển khai Chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn Trung học cơ sở), dạng đề mở được áp dụng khá rộng rãi. Đó là dạng đề không nêu rõ nội dung, thao tác, phạm vi, mức độ kiến thức,… mà chỉ nêu đề tài (vấn đề) cần bàn bạc trao đổi. Với những đề mở, học sinh cần tự xác định (nội dung, thao tác, phạm vi kiến thức,…) miễn là làm nổi bật được vấn đề, thuyết phục được người đọc.

        2 và 3. Xem lại đặc điểm các thao tác so sánh, phân tích, từ đó mà nhận diện và lí giải mỗi đoạn văn đã vận dụng thao tác nào.

        4. Câu chủ đề trong đoạn trích này là : Âm nhạc là một nghệ thuật gắn bó với con người từ khi lọt lòng mẹ cho tói khi từ biệt cuộc đời.

Xem thêm Lưu biệt khi xuất dương tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận