Trả bài văn viết thư – Tập làm văn 4

Đang tải...

Trả bài văn viết thư – Tập làm văn 4

TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ

Nhiều HS ít chú ý đến các tiết trả bài và ít chịu xem lại bài làm của mình để rút kinh nghiệm về ưu, khuyết điểm. Vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu với các bậc PH nội dung chung của một tiết trả bài tập làm văn viết dể cùng nhắc nhở HS rèn luyện ngay trong tiết học này. Thông thường, một tiết trả bài gồm :

1. GV nhận xét chung về bài làm của HS.

2. HS chữa bài chung trên lớp và chữa bài của từng cá nhân.

a) HS đọc lại bài làm, lời phê của GV và những chỗ mắc lỗi.

b) HS tham gia chữa những lỗi chung nhiều người mắc về ý, bố cục bài viết, lỗi dùng từ, đặt câu và lỗi chính tả.

c) HS tự chữa bài của mình và đổi bài cho bạn để kiểm tra chéo việc chữa lỗi.

Học tập những bài văn hay,đoạn văn hay của các bạn.

Tiết 2 : LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN

ở tuần 5, HS đã học về đoạn văn trong bài văn kể chuyện. Tiết này, HS luyện tập cách xây dựng đoạn văn kể chuyện.

Mục đích của tiết học là :

–        HS dựa vào  tranh minh họa truyện Ba lưỡỉ rìu và những lời dẫn giải dưới tranh để phát triển ý ở mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.

–        Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện Ba lưỡỉ rìu.

Các công việc tiến hành trong tiết học là :

–        HS quan sát tranh, đọc lời dẫn giải dưới mỗi tranh ( những câu này sẽ tạo nên cốt truyện).

–        Phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn truyện.

*        Liên kết các đoạn truyện với nhau để tạo thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

Tiết học nhằm mục đích luyện tập nên trình tự các đề mục cũng theo từng bài tập.

1. Mục đích của bài tập 1 là cho HS quan sát từng tranh, đọc lời dẫn giải dưới mỗi tranh để sơ bộ tìm hiểu cốt truyện Ba lưỡi rìu.

Sau khi HS quan sát tranh và đọc các lời dẫn giải, GV và PH nêu thêm các câu hỏi gợi ý 

–        Truyện có mây nhân vật? ( Truyện có hai nhân vật : chàng đốn củi và cụ già – tức tiên ông.)

–        Truyện xoay quanh nội dung gì? ( Truyện xoay quanh việc chàng trai bị rớt cây rìu, nhờ cụ già vớt lên 3 lân mới thấy đúng cây rìu cũ.)

–        Có mấy tranh minh họa truyện? (Có 6 tranh minh họa, mỗi tranh nói về một sự việc trong truyện, Như vậy, cả truyện gồm 6 sự việc chính.)

2. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập là : phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện (là công việc chính ), sau đó liên kết các đoạn truyện với nhau thành một câu chuyện hoàn chỉnh.

Quan sát mỗi tranh xong, HS đọc lời dẫn giải dưới tranh và trả lời các câu hỏi theo gợi ý a và b của bài tập 2. GV và PH đưa ra các câu hỏi giúp HS quan sát và trả lời.

Ví dụ, với tranh số 1 :

–        Nhân vật trong tranh là ai? Hỉnh dáng nhân vật như thế nào? (Nhân vật trong tranh là một chàng tiều phu – người đốn củi – nghèo. Chàng ở trần  đầu quấn khăn mỏ rìu ). Đây là phần mở đầu.

–        Anh tiều phu đang làm gì? Lưỡi rìu của anh bằng gì? ( Anh tiều phu đang đốn củi. Lưỡi rìu của anh bằng sắt. Anh đang đốn củi thì rìu gãy cán, lưỡi rìu văng xuống sông ). Đây là phần diễn biến.

–        Bị mất rìu, thái độ của anh ra sao? Anh nói gì? ( Anh tiều phu buồn rầu than vãn : Trời ơi! Biết làm sao bây giờ? Ta chỉ có mỗi lưỡi rìu này để kiếm sống!). Đây là phần kết thúc.

Có thể diễn đạt sự việc ở bức tranh 1 như sau :

ở gần khu rừng kia, có chàng tiều phu nghèo khổ, cả gia tài chỉ có chiếc rìu sắt để kiếm sống qua ngày. Một hôm, chàng vừa chặt được mấy nhát thì rìu gãy cán, lưỡi rìu văng xuống dòng sông. Chàng tiều phu buồn râu than vãn : ” Trời ơi! Biết làm sao bây giờ? Ta chỉ có mỗi lười rìu này để kiếm sống! “

Với các tranh kế tiếp. HS cũng tập luyện như trên. GV và PH có thể dùng những câu hỏi gợi ý sau để giúp HS tìm hiểu tranh và tập diễn đạt:

–        Tranh số 2 :

+ Mở đầu : Ai đã hiện ra để giúp anh tiều phu? Hình dáng cụ già như thế nào?

+ Diễn biến : Cụ già nói gì với anh tiều phu?

+ Kết thúc : Nghe cụ nói thái độ của anh tiều phu như thế nào? .

–        Tranh số 3 :

+ Mở đầu : Lần thứ nhất cụ đã làm việc gì?

+ Diễn biến : Chiếc rìu cụ vớt lên trông như thế nào? Cụ nói gì với anh tiều phu? Anh trả lời cụ ra sao?

+ Kết thúc : Cụ già tiếp tục làm việc gì?

–        Tranh số 4 :

+ Mở đầu : Lần thứ hai. cụ già đã làm việc gì?

+ Diễn biến : Chiếc rìu cụ vớt lên trông như thế nào? Cụ hỏi gì với anh tiều phu? Anh trả lời cụ ra sao?

+ Kết thúc : Cụ già tiếp tục làm việc gì?

–        Tranh.số 5 :

+ Mở đầu : Lần thứ ba, cụ già đỡ làm việc gì?

+ Diễn biến : Chiếc rìu cụ vớt lên trông như thế nào? Cụ nói gì với anh tiều phu? Anh trả lời cụ ra sao?

+ Kết thúc.: Lần này, thái độ của anh tiều phu thế nào?

–        Tranh số 6 :

+ Mở đầu : Cụ già khen anh tiều phu thế nào?

+ Diễn biến : Cụ già ban thưởng cho anh tiều phu những gì? Vì sao cụ làm như vậy?

+ Kết thúc : Anh tiều phu nói gì với cụ già?

Dựa vào tranh minh họa, phần gợi ý dưới tranh và các câu hỏi đã nêu, HS tập kể từng đoạn theo từng sự việc. Chú ý tới ngoại hình nhân vật, tả 3 lưỡi rìu, hành động và lời nói của nhân vật và mỗi đoạn phải gồm mở đầu, diễn biến, kết thúc.

HS liên kết các sự việc ở 6 tranh để tập kể truyện 

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận