Tổng kết về từ vựng – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Tổng kết về từ vựng ngữ văn lớp 9

Mục đích của bài tổng kết giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học về từ vựng để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp và trong văn chương.

1. So sánh hai dị bản của câu ca dao:

  • Râu tôm nấu với ruột bầu

Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon.

  •     Râu tôm nấu với ruột bù

Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon.

Điểm khác biệt của hai dị bản là ở hai từ gật đầu và gật gù. Gật đầu là cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay, thường để chào hỏi hay tỏ sự đồng ý. Gật gù là gật nhẹ và nhiều lần, biểu thị thái độ đồng tình, tán thưởng.

Như vậy, với nội dung của câu ca dao, từ gật gù thể hiện thích hợp hơn ý nghĩa cần biểu đạt: dù món ăn rất đạm bạc nhưng đôi vợ chồng nghèo vẫn cảm thấy ngon vì họ biết chia sẻ những niềm vui giản dị, đơn sơ trong cuộc sống.

2. Nhận xét cách hiểu nghĩa từ ngữ của người vợ trong truyện cười dẫn ở SGK, trang 158.

Trong truyện cười, người vợ do không hiểu ý ngưòi chồng nói “chỉ có một chân sút” tức là: số người tham gia tấn công để ghi bàn thăng của đội bóng này ít, chỉ có một người, nên đã mấy lần bỏ lỡ cơ hội và do vậy người vợ đã hiểu sai ý của người chồng, cho rằng người đó chỉ có một chân thì không nên chơi bóng đá.

3. Đọc đoạn trong bài Đồng chí của Chính Hữu và trả lời câu hỏi.

  • Những từ được dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay.
  • Những từ dùng theo nghĩa chuyển: vai (hoán dụ), đầu (ẩn dụ).

Xem thêm Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng

yếu tố nghị luận tại đây.

4. Phân tích cái hay trong cách dùng từ ở bài thơ Áo đỏ của Vũ Quần Phương.

Áo đỏ em đi giữa phố đông

Cây xanh như cũng ánh theo hồng

Em đi lửa cháy trong bao mắt

Anh đứng thành tro, em biết không?               

Các từ: đỏ, xanh, hồng tạo thành các trường từ vựng chỉ màu sắc; các từ ánh (hồng), lửa, cháy, tro tạo thành trường từ vựng chỉ các sự vật, hiện tượng có liên quan đến lửa. Hai trường từ vựng này có liên quan chặt chẽ với nhau làm cho hình tượng thơ trở nên đặc sắc. Màu áo đỏ của cô gái thắp lên trong mắt chàng trai (và bao người khác) ngọn lửa, khiến anh ta say đắm, ngất ngây đến mức có thể hoá thành tro.

Ngoài ra, bài thơ còn sử dụng phép so sánh: màu áo đỏ của em khiến cho cây cối ven đường cũng rực rỡ lên (Cây xanh như củng ánh theo hồng). Và các cặp từ đối: cây xanh – ánh hồng, em đi – anh đứng.

Nhò việc dùng từ ngữ như vậy, bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc. Qua đó thể hiện một cách độc đáo tình yêu cháy bỏng và mãnh liệt của chàng trai.

5. Đọc đoạn trích trong Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi và trả lời câu hỏi: 

  • Các sự vật và hiện tượng được nói đến trong đoạn trích Đất rừng phương Nam được đặt tên theo cách dùng từ ngữ đã có sẵn theo một nội dung mới, dựa vào đặc điểm riêng biệt của sự vật, hiện tượng được nói tới.

Năm ví dụ về những sự vật, hiện tượng được gọi tên theo cách gọi tương tự như trên:

  • Cầu treo: cầu có nhịp làm bằng hệ thống dây treo vào các cột trụ.
  • Áo dài: Áo dài đến giữa ông chân, khuy cài từ cổ xuống nách và một bên hông.
  • Ớt chỉ thiên: ớt quả nhỏ, chỉ thẳng lên trời.
  • Bút bi: Bút có ngòi là hòn bi nhỏ bằng kim loại gắn ở đầu một ông chứa mực dầu.
  • Chuột đồng: Chuột sống ở ngoài đồng, ở hang, thường phá hoại mùa màng.

6. Đọc truyện cười dẫn trong SGK, trang 159 – 160 và trả lòi:

Chi tiết gây cười nằm ở câu nói của ông sính chữ đang trong cơn đau ruột thừa nhưng vẫn cố gượng dậy để dặn với theo con “đừng gọi bác sĩ, gọi cho bố đốc tờ”. Truyện mang tính chất giải trí nhưng cũng nhằm phê phán thói sính dùng từ nước ngoài của một số người trong những trường hợp không cần thiết.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận