Tính thống nhất về chủ đề của văn bản – Sách bài tập Ngữ Văn 8

Đang tải...

Tính thống nhất về chủ đề của văn bản

CHỦ ĐỀ CỦA VĂN BẢN

Bài tập 

1. Ý nào sau đây nêu đúng nhất về chủ đề của văn bản Tôi đi học ?

A. Miêu tả quang cảnh của ngày đầu tiên đi học

B. Miêu tả tình cảm thầy trò trong ngày khai trường

C. Thể hiện tâm trạng vui sướng, tự hào của nhân vật “tôi” khi nghĩ về mái trường cũ

D. Thể hiện tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của cậu học trò trong ngày đầu tiên đi học

2. Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi :

A. Chỉ nói tới một đối tượng duy nhất

B. Chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác

C. Thể hiện được thái độ và tình cảm với đối tượng được nói tới

D. Chỉ nói tới một đối tượng hoặc các đối tượng có liên quan mật thiết với nhau

3. Bài tâp 1, trang 13 -14, SGK.

4. Hãy phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản sau :

NHỮNG CON SẾU BANG GIẤY

Ngày 16 – 7 – 1945, nước Mĩ chế tạo được bom nguyên tử. Hơn nửa tháng sau, Chính phủ Mĩ quyết định ném cả hai quả bom mới chế tạo xuống Nhật Bản. Hai quả bom ném xuống các thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-sa-ki đã cướp đi mạng sống của gần nửa triệu người. Đến năm 1951, lại có thêm gần 100.000 người ở Hi-rô-si-ma bị chết do nhiễm phóng xạ nguyên tử.

Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-da-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát chết. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Em lặng lẽ gấp sếu. Biết chuyện, trẻ em toàn nước Nhật và nhiều nơi trên thế giới đã tới tấp gửi hàng nghìn con sếu giây đến cho Xa-da-cô. Nhưng Xa-da-cô chết khi em mới gấp xong 644 con.

Xúc động trước cái chết của em, học sinh thành phố Hi-rô-si-ma đã quyên góp tiền xây dựng một tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại. Trên đỉnh tượng đài cao 9 mét là hình một bé gái giơ cao hai tay nâng một con sếu. Dưới tượng đài khắc dòng chữ : “Chúng tôi muốn thế giới này mãi mãi hoà bình”.

(Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)

5. Bài tâp 3, trang 14, SGK.

6. Sau đây là một số câu lấy từ hai đoạn văn khác nhau được cố tình sắp xếp một cách lộn xộn. Hãy sắp xếp lại thành hai đoạn văn bản đảm tính thống nhất về chủ đề.

a. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.

b. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.

c. Chúng ta không thể nói tiếng Việt ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên.

d. Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. 

e. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại, nghĩa là rất đẹp.

g. Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp ; đẹp như thế nào, đọ là điều rất khó nói.

h. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

i. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chứng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và dân ca, lời văn của các nhà văn lớn.

k) Bổn phận của chúng ta là làm sao cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.

Gợi ý làm bài

1. Đọc lại văn bản Tôi đi học, xác đinh đối tượng và vân đề chính mà văn bản biểu đạt, từ đó lựa chọn phương án trả lời phù hợp.

2. Đọc lại phần Ghi nhớ trong SGK để nắm được khi nào văn bản có tính thống nhất và chọn phương án trả lời phù hợp.

3. Để phân tích tính thống nhất về chủ đề của văn bản, em cần làm rõ một số ý chính sau :

– Văn bản Rừng cọ quê tôi có đối tượng xác định, tức là cả bài văn tập trung nói về một đổỉ tượng hoặc một sô’ đối tượng nhưng có liên quan mật thiết với nhau (thống nhất về mặt đề tài).

Căn cứ để chứng minh tính thống nhất về đề tài thể hiện ở nhan đề văn bản, hệ thông từ ngữ chủ đề về rừng cọ, các ý của bài cũng xoay quanh đối tượng rừng cọ.

– Các ý trong bài được phân tách rành mạch và sắp xếp hợp lí. Tìm bố cục ba phần của văn bản và những nội dung chính được trình bày trong phần thân bài, phân tích sự hợp lí của sự sắp xếp ấy.

– Phân tích để chứng tỏ toàn văn bản tập trung thể hiện sự gắn bó và tình cảm yêu thương của người dân sông Thao với rừng cọ quê hương mình.

4. Tham khảo cách làm của bài tập 3.

5. Đề bài đặt ra yêu cầu : Phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật “tôi” trong văn bản Tôi đi học. Như vậy, hãy xét xem các nội dung nêu ra đã phục vụ cho mục đích cần phân tích chưa, các nội dung đó được sắp xếp đã phản ánh diễn biến tâm trạng của nhân vật chưa.

Cách triển khai nội dung của bạn ấy chưa bảo đảm tính thống nhất về chủ đề : nhiều nội dung khai thác chưa đúng hướng, tạo cảm giác xa đề (b, c, e, h).

Có thể tham khảo cách sắp xếp và trình bày sau đây :

a. Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhổ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại nao nức, rộn rã, xốn xang nhớ lại kỉ niệm về ngày đầu tiên đến trường.

b. Cảm thấy con đường đến trường vốn quen thuộc bỗng trớ nên mới lạ, muốn cố gắng bắt chước các bạn lớn làm một học trò thực thụ.

c. Cảm thấy ngôi trường vốn không xa lạ cung thay đổi : “sân nó rộng, mình nó cao hơn”.

d. Cảm giác sợ hãi lần đầu tiên xa mẹ, hoà lẫn vào đoàn người bước vào lớp.

e. Cảm giác về quan hệ bạn bè ; hình ảnh niềm nở, nghiêm trang của ông đốc, của thầy giáo trẻ.

6. Để tạo thành một đoạn văn (văn bản nhỏ) cần bảo đảm tính thống nhất về chủ đề. Muốn vậy, các câu toong đoạn văn cần tập trung nói về một đối tượng xác định, được sắp xếp hợp lí: Cách làm bài này như sau :

– Xếp các câu thành hai nhóm : một nhóm nói về tinh thần yêu nước của nhân dân ta, một nhóm nói về vẻ đẹp của tiếng Việt.

– Sắp xếp các câu cùng nhóm thành một đoạn văn.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận