Tinh thần yêu nước của nhân dân ta – Thực hành đọc hiểu văn bản ngữ văn 7

Đang tải...

TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

(Hồ Chí Minh)

I – GỢI DẪN

  1. Thể loại:

Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được viết dưới dạng văn nghị luận.

Văn nghị luận cũng là một thể loại của văn học. Khác với các thể loại như truyện, kí, kịch, thơ,… tác động chủ yếu đến bạn đọc qua hệ thống hình tượng cảm xúc, văn nghị luận xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để luận bàn về một vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tiễn đời sống và trong nghệ thuật.

Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xem xét, trình bày những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ,… của mình đối với vấn đề đó. Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết ở ý nghĩa của vấn đề được nêu ra quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là ở sức thuyết phục của lập luận.

Sức thuyết phuc của văn nghị luận là ở hệ thống luận điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực,… Qua đó, người đọc tin vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình cảm và hành động đúng.

  1. Đại ý :

Bằng những luận cứ, luận chứng cụ thể, lí lẽ xác đáng, giàu sức thuyết phuc từ lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, bải văn đã làm sáng tỏ luận điểm : truyền thống yêu nước của nhân dân ta.

  1. Cách đọc :

Đe đọc tốt văn bản này, cần chú ý :

–         Đối với một văn bản nghị luận, điều trước hết là phải đọc rành mạch, rõ ràng để làm nổi bật những luận điểm, thái độ, cách đánh giá,… của tác giả về vấn đề được nêu ra.

–         Ngoài hệ thống luận điểm, luận cứ, lí lẽ,… để tạo nên một giọng điệu lôi cuốn, hấp dẫn, tác giả đã sử dụng thủ pháp trùng điệp với các câu, các thành phần câu được lặp đi lặp lại theo một nhịp độ tăng tiến. Biện pháp nghệ thuật này giúp cho tác giả đi đến những kết luận cần thiết một cách nhẹ nhàng, thoải mái và rất tự nhiên. Khi sử dụng biện pháp này, các câu văn được kéo dài ra hơn bình thường, do đó gây ít nhiều khó khăn cho việc đọc. Trước khi đọc thành tiếng, cần đọc thầm nhiều lần, ghi nhớ những câu dài để giữ hơi, giữ giọng cho phù hợp.

II – KIẾN THỨC CƠ BẢN

Vấn đề chính của bài văn nghị luận đã được nói rõ ở ngay câu tiêu đề : “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. Câu văn đầu tiên của phần mở đầu “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước” đã thâu tóm nội dung bài viết. Những câu tiếp theo vừa khẳng định sức mạnh to lớn của tinh thần yêu nước vừa giữ chức năng định hướng, giới hạn phạm vi vấn đề sẽ được khai triển ở phần dưới.

Bài văn gồm bốn đoạn, có bố cục khá chặt chẽ, hợp lí :

–         MỞ bài (đoạn 1) nêu vấn đề nghị luận : Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta, đó là sức mạnh to lớn trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược.

–         Thân bài (đoạn 2, 3) : Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

–         Kết bài (đoạn cuối) : Nhiệm vu của Đảng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta được phát huy mạnh mẽ trong kháng chiến.

Để chứng minh cho nhận định : “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là một truyền thống quý báu của ta”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những chứng cứ biểu hiện tinh thần yêu nước trong các cuộc đấu tranh cho độc lập dân tộc trong lịch sử và hiện tại. Trọng tâm của việc chứng minh tinh thần yêu nước là những biểu hiện của cuộc kháng chiến lúc đó. Vì vậy, ở phần nội dung, tác giả đã dẫn chứng về những việc làm, hành động của mọi giới, mọi tầng lớp trong nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng đi từ nhận xét bao quát đến những dẫn chứng cụ thể.

Các thủ pháp liệt kê, lặp cấu trúc,… được Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng rất hiệu quả. Có khi chỉ trong một câu văn, Người đã lặp lại đến ba lần một kiểu cấu trúc : “nó kết thành…”, “nó lướt qua…”, “nó nhấn chìm…” cùng với các yếu tố liệt kê (mạnh mẽ, to lớn; nguy hiểm, khó khăn ; bấn nước cướp nước) đã làm cho câu văn nói về sức mạnh của tinh thần yêu nước vừa mạnh mẽ vừa tăng thêm sức thuyết phục.

Thủ pháp đó được đặt trong mô hình liên kết “từ – đến” lại càng thêm hiệu quả. Trong phần thân bài, chỉ riêng đoạn thứ ba, Người đã sáu lần sử dụng mô hình này (“từ các cụ già… đến các cháu nhi đồng…”, “từ những chiến sĩ… đến những công chức ở địa phương…”, “từ những công nhân… đến những đồng bào điền chủ…”). Cách phôi hợp hàng loạt các yếu tố liệt kê, lặp cấu trúc, mô hình liên kết như vậy đã thể hiện sâu sắc tư tưởng đã được nêu ở phần đầu bài viết: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”.

Đoạn cuối bài văn, Hồ Chí Minh đã sử dụng một hình ảnh so sánh đặc sắc : “Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm”. Lấy một yếu tố trừu tượng, vô hình để so sánh với một yếu tố cụ thể, hữu hình, Người đã giúp bạn đọc có thể hình dung rất đầy đủ, rõ ràng về hai trạng thái của tinh thần yêu nước : trong hoàn cảnh bình thường, tinh thần yêu nước có thể nằm trong trạng thái tiềm tàng, nhưng “mỗi khi Tổ quô’c bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn…”.

Tóm lại, bằng một hệ thống lập luận chặt chẽ, đanh thép, lí lẽ sắc bén cùng với các thủ pháp so sánh, liệt kê… được sử dụng sáng tạo và hiệu quả, Hồ Chí Minh đã khẳng định và chứng minh một cách thuyết phục về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

III – LIÊN HỆ

  1. Đọc đoạn thơ sau trích từ bài Việt Nam máu và hoa của Tố Hữu :

Chúng muốn đốt ta thành tro bụi

Ta hoá vàng nhân phẩm, lương tâm

Chúng muốn ta bản mình ô nhục

Ta lầm sen thơm ngát giữa đầm

Ta sẵn sàng xé trải tim ta cho Tổ quốc, và cho tất cả

Lá cờ này là máu là da của ta, của con người, vô giá.

(Thơ Tố Hữu- Sđd)

  1. Đọc bài thơ Chúng con chiến đấu cho Người sôhg mãi Việt Nam ơi /của Nam Hà :

Đường dài đi giữa Trường Sơn Nghe vọng bài ca đất nước

Đất nước

Bốn ngần năm không nghỉ

Những đạo quân song song cùng lịch sử

Đi suốt thời gian đi suốt không gian

Sừng sững dưới bầu trời anh dũng hiên ngang.

Đất nước của những câu chuyện đều lầm ta rưng rưng nước mắt

Đã trở thành những bài ca không bao giờ tắt

Trên mỗi con đường, mỗi thôn xóm ta qua

Từ non ngần cho tới biển xa.

Đất nước

của những chiến công hiển hách của những con người không bao giờ khut của những tâm hồn !

Ôi ! Đất nước Việt Nam mà ta yêu quý vô vần.

Đất nước của thơ ca

của bốn mùa hoa nở

Đọc trang Kiều tưởng câu hát dân gian

Nghe xôn xao trong gió nội mây ngàn.

Đất nước

của những dòng sông

Gọi tên nghe mát rượi tâm hồn

Ngọt lịm những giọng hò xứ sở

Trong sáng như trời xanh, mượt mà như nhung lụa.

Đất nước

của những người mẹ mặc áo thay vai Hạt lúa củ khoai

Bền bỉ nuôi chồng nuôi con chiến đấu.

Đất nước

của những người con gái con trai

Đẹp như hoa hồng, cứng hơn sắt thép

Xa nhau không hề rơi nước mắt

Nước mắt để dành cho ngày gặp mặt.

Đất nước của Bác Hồ

của óc thông minh và lòng dũng cảm

của những đèn pha Cách mạng

Soi sáng chân trời xuyên suốt đại dương.

ơi tuổi thanh xuân !

Mang bốn ngàn năm lịch sử trong tim

Ta sung sướng được làm người con

Đt nước

 Ta băng tới trước quân thù như triều thác

Ta làm bão làm dông

Ta lay trời chuyển đất

Ta trút hờn căm đã làm nên những vinh quang bất diệt

Sức mạnh bn ngần năm đã biến thành bão lửa ngút trời.

Đất nước !

Ta hát mãi bài ca Đất nước

Cho tuổi thanh xuân sảng bừng lên như ngọc

Cho mắt ta nhìn tận cùng trời

Và cho chân ta đi tới cuối đất

Ôi Tổ quốc mà ta yêu quý nhất

Chúng con chiến đâu cho

Người sống mãi Việt Nam ơi !

(Thơ ca chống Mĩ, cứu nước, NXB Giáo dục, 1984)

File PDF

Xem thêm

Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận