Tiếng vọng – tuần 11 – tiếng việt 5

Đang tải...

Tiếng vọng tiếng việt 5

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc.

2. Lưu ý phát âm:

ch / tr; chim, chết, chăn, chiều, chiếc, chẳng, chớp, trước, tro, trong;

s / x: sáng, sớm, xóm;

l / n: lành, lạnh, lăn, lại, lở, non, nằm;

r / gi: rồi, rung, giấc, giữ, gió;

– mãi mãi, trong vắt, lặng ngắt, chợp mắt, đá lở trên ngàn…

II. TÌM HlỂU BÀI

1. Tìm hiểu chung.

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh năm 1957 tại thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (cũ). Ông vừa là nhà thơ, nhà văn, kịch tác giả, dịch giả.  Ông đã đoạt nhiều giải thưởng văn học ở Việt Nam.

2. Nội dung chính.

Bài thơ nói về nỗi day dứt của tác giả trước cái chết của con chim sẻ nhỏ.

Con chim sẻ nhỏ chết trong hoàn cảnh rất đáng thương: nó chết trong đêm bão về gần sáng, xác nó lạnh ngắt và bị một con mèo tha đi. Nó chết đi để lại trong tổ những quả trứng đang ấp dở, những chú chim non mãi mãi chẳng ra đời.

Cái chết của con chim sẻ nhỏ làm tác giả băn khoăn, day dứt vì tác giả đã nghe thấy tiếng chim đập cửa nhưng nằm trong chăn ấm, tác giả đã ngủ thiếp đi mà không mở cửa, khiến con chim sẻ phải chết trong đêm bão. Những hình ảnh của con sẻ đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng tác giả: Cánh cửa lại rung lên tiếng đập cánh; Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ / Tiếng lăn như đá lở trên ngàn. Những hình ảnh này đã gây nên niềm xúc động lớn trong lòng tác giả, đó là những tiếng vọng của tâm tưởng về cái chết của con chim sẻ nhỏ.

Ngoài nhan đề Tiếng vọng, có thể đặt các tên khác cho bài thơ như: “Cái chết của con chim sẻ nhỏ” hoặc “Nỗi ân hận muộn màng” hay “Tiếng chim đập cửa”…

Bài thơ Tiếng vọng khắc họa chân thực về cái chết của con chim sẻ nhỏ. Tác giả đã thể hiện tâm trạng day dứt, ân hận của tác giả vì sự vô tâm của mình. Với kết cấu ngắn gọn, ngôn ngữ hàm súc, bài thơ đã gây xúc động cho chúng ta và nhắc nhở chúng ta một điều có giá trị nhân bản: Đừng vô tình trước những sinh linh bé nhỏ xung quanh ta.

Xem thêm Đại từ xưng hô tiếng việt 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận